SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

'Big4' ngân hàng: Áp lực chồng thêm áp lực vì giảm lãi suất

17:00, 18/10/2020
(SHTT) - Áp lực của nhóm Big4 ngân hàng ngày một lớn, lợi nhuận bị sụt giảm vì hạ lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi Covid-19, vừa phải đối mặt với việc Kho bạc Nhà nước rút mạnh tiền về, chưa kể rủi ro nợ xấu tăng chóng mặt sẽ ảnh hưởng đáng kể đến an toàn vốn của các ngân hàng này. 

Hiện tổng dư nợ cho vay khách hàng đến thời điểm 30/6/2020 tại các ngân hàng đạt hơn 7.000 triệu tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ cho vay của 4 "ông lớn" ngân hàng gốc Nhà nước Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank gộp lại đã hết gần 4.000 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với đầu kỳ và chiếm 53% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng.

Qua đây có thể khẳng định, vai trò của Big4 ngân hàng là không hề nhỏ. Tuy nhiên, các ‘ông lớn’ ngân hàng này đang gặp khó trong mùa Covid-19.

 Tiền gửi của KBNN cũng sụt giảm

6 tháng đầu năm 2020, lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại nhóm Big4 cũng sụt giảm rõ rệt.

Cụ thể, tính đến 30/6/2020, tiền gửi có kì hạn của KBNN giảm từ 87.865 tỷ đồng xuống còn 13.000 tỷ đồng, tiền gửi của Bộ Tài chính cũng giảm 8% xuống mức 9.379 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2020  tại BIDV.  

Tương tự như BIDV, lượng tiền gửi KBNN tại Vietcombank cũng giảm mạnh, từ mức hơn 89.289 tỷ đồng vào cuối năm 2019 xuống còn hơn 992 tỷ đồng, tương đương giảm gần 99%. Trong đó, toàn bộ 87.865 tỷ đồng tiền gửi có kì hạn vào cuối năm 2019 đã được KNNN rút ra khỏi Vietcombank. Đồng thời, tiền gửi không kì hạn (gồm cả ngoại tệ qui đổi) cũng giảm từ 1.424 tỷ đồng xuống còn 992 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2020 tại Vietcombank.  

Vietinbank cũng giảm còn 42.088 tỷ đồng. Tại Agribank giảm mạnh nhất trong 3 ngân hàng còn lại, từ 40.756 tỷ đồng xuống còn 1.755 tỷ đồng, tương đương 96% so với đầu năm.

Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2020 tại Argibank.    

Trong năm 2019, nguồn tiền gửi thanh toán của KBNN thường nằm tại các NHTM với số dư hàng ngày lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. 

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC các năm.

Lượng tiền gửi này hầu hết nằm dưới dạng tiền gửi không kì hạn hoặc tiền gửi có kì hạn ngắn và chủ yếu tập trung tại nhóm Big4. Qua đó, giúp các ngân hàng này có được một lượng vốn lớn với chi phí giá rẻ, tạo điều kiện để hạ lãi suất và tạo vị thế cạnh tranh rõ rệt với các ngân hàng tư nhân.

Do đó, sự sụt giảm mạnh của lượng tiền gửi này sẽ phần nào ảnh hưởng tới thanh khoản và chi phí vốn của nhóm Big 4.

Lợi nhuận phải giảm tối thiểu là 40% 

Tại cuộc họp vào tháng 4/2020 giữa Thủ tướng với lãnh đạo các Bộ ngành, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú cho biết: "Những ngân hàng thương mại có vốn của Nhà nước năm nay dứt khoát phải giảm khoảng 40% lợi nhuận. Ví dụ Vietcombank năm ngoái đạt khoảng 22.000 tỷ tiền lãi thì năm nay phải giảm 30-40%, tức đóng góp ít nhất 8.000 tỷ dành cho vấn đề hạ lãi suất". 

Nếu nhóm "Big 4" ngân hàng "hy sinh" 40% lợi nhuận để hạ lãi suất cho vay thì đây là một con số rất lớn, lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Hơn nữa, thị phần cho vay của BIDV, Agribank, VietinBank và Vietcombank đã chiếm phân nửa toàn ngành, nên việc hạ mạnh lãi suất của 4 ngân hàng này có thể tác động mạnh đến mặt bằng lãi suất cho vay của cả hệ thống. 

Trước đó, tại cuộc họp giữa NHNN với các NHTM cuối tháng 3/2020, 17 ngân hàng trong đó có 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã đồng thuận tiếp tục giảm lãi suất cho vay khoảng 2% so với thời điểm trước dịch.

Phía Vietcombank có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm 2-2,5% so với mặt bằng hiện nay. Lợi nhuận của Vietcombank ước tính giảm 300 tỷ đồng.

Ngân hàng BIDV công bố sẽ tiếp tục mở rộng quy mô gói vay vốn trung, dài hạn lên 40,000 tỷ đồng và giảm lãi suất vay vốn từ 0.1%-0.2%/năm (tùy kỳ hạn) nhằm hỗ trợ tối đa khách hàng trong thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trong khi đó, Agribank dành 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, để phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. VietinBank cũng công bố chương trình tín dụng quy mô 60.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm 2%/năm,...

Việc cắt giảm lãi suất cho vay khiến thu nhập lãi thuần của Big4 ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2020 đều có phần đi ngang so với cùng kỳ năm trước dù vẫn ghi nhận dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC các quý.

Hơn nữa, 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế của những ông lớn này cũng tụt dốc theo. Trong đó, Agribank có lợi nhuận trước thuế giảm mạnh nhất với 13%, ở mức 6.947 tỷ đồng; kế đến là BIDV với mức giảm 7%, chỉ đạt 4.359 tỷ đồng và Vietcombank giảm 3%, chỉ đạt 10.982 tỷ đồng. Duy có VietinBank là ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng trưởng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC các quý.

Lợi nhuận tụt giảm, Big4 còn phải đối mặt với nợ xấu tăng mạnh. Trong đó, tổng nợ xấu của VietinBank tính đến 30/6/2020 tăng đến 48% so với đầu năm, lên mức 15.968 tỷ đồng; Agribank cũng ghi nhận tổng nợ xấu tăng tới 39%, lên mức 24.463 tỷ đồng; BIDV tăng 17%, lên mức 22.768 tỷ đồng và Vietcombank tăng 11% so với đầu năm, lên 6.433 tỷ đồng.

Như vậy, áp lực của nhóm Big4 ngày một lớn bởi lợi nhuận vừa bị sụt giảm vì hạ lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi Covid-19 vừa phải đối mặt với việc Kho bạc Nhà nước rút mạnh tiền về, chưa kể rủi ro nợ xấu tăng chóng mặt sẽ ảnh hưởng đáng kể đến an toàn vốn của các ngân hàng này. 

Vì vậy, việc cần làm chính là tăng vốn điều lệ, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cho những ngân hàng này. Tuy nhiên, quá trình tăng vốn tại 4 ông lớn này cũng không hề dễ dàng.

Sau nhiều năm "mong ngóng" được tăng vốn, mới đây chính thức có cơ sở pháp lý để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước.

Hiện trong 4 ngân hàng, Agribank và VietinBank là 2 ngân hàng cần cấp thiết tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tạo tiền đề tăng trưởng các năm sau. Vốn điều lệ của VietinBank đã không thể tăng kể từ năm 2014 đến nay, Agribank tăng vốn rất chậm trong khi tín dụng tiếp tục mở rộng. 

Vietcombank và BIDV không quá cấp thiết như 2 ngân hàng trên do đã tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược. Hiện VietinBank, Vietcombank và BIDV đều đang đề xuất được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Trong khi đó, Agribank là ngân hàng 100% sở hữu của Nhà nước, chỉ có thể tăng vốn từ nguồn ngân sách, ngân hàng dự kiến được bổ sung không quá 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ trong năm nay. 

Hiện tại, BIDV là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống với 40.220 tỷ đồng. Theo sau lần lượt là VietinBank (37.234 tỷ đồng), Vietcombank (37.088 tỷ đồng), Agribank (30.641 tỷ đồng). 

Hà Phương (T/h)

Tin khác

Kinh tế 8 giờ trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Kinh tế 8 giờ trước
(SHTT) - Trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là bộ đôi chìa khóa công nghệ trọng yếu có thể mở ra cánh cửa tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế 14 giờ trước
(SHTT) - Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...