SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Biến thể Omicron đã tới VN: 4 việc ai cũng nên làm để tự bảo vệ mình, sức khỏe là ưu tiên số 1

14:58, 22/01/2022
Việt Nam bắt đầu phát hiện 3 ca cộng đồng nhiễm biến thể Omicron ở TPHCM từ chiều ngày 18/1.

Việt Nam bắt đầu phát hiện 3 ca cộng đồng nhiễm biến thể Omicron ở TPHCM từ chiều ngày 18/1.

Từ đó đến nay có phát hiện thêm một số ca dương tính liên quan tới chùm ca cộng đồng này nhưng chưa giải trình tự gen nên chưa khẳng định những người này có nhiễm omicron hay không.

Tính tới thời điểm này, nước ta đã ghi nhận tổng cộng 108 ca nhiễm biến thể Omicron, trong đó: Tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP HCM (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1), Quảng Ninh (2).

Dù ai cũng biết là phải hết sức bình tĩnh trước tình hình mới vì thực chất vấn đề Omicron xâm nhập đã được BYT xác định chỉ là 'vấn đề thời gian'. Tuy nhiên, ngay từ đầu, việc đề phòng và bảo vệ cho chính bản thân mình sẽ là cách tốt nhất giúp chúng ta an toàn và cả giữ an toàn cho người khác nữa.

Làm sao để an toàn hơn trước cơn sóng Omicron đang tới gần? Lúc này việc tiêm chủng và bí kíp tăng miễn dịch trong cơ thể là những việc làm đúng đắn và hiệu quả nhất để chống lại Omicron đó mọi người.

Theo thông tin mình đọc được trên báo thì có 4 cách có thể giúp chúng ta tăng miễn dịch chống lại Omicron. Mình chia sẻ lại chi tiết những bí kíp đó ở bên dưới để mọi người tham khảo nha.

Nước ta đã xuất hiện người nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Chúng ta cũng biết hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân độc hại từ môi trường. Theo tiến sĩ Leong Hoe Nam, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Phòng khám Rophi, Bệnh viện Mount Elizabeth Novena thì: Khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể phụ thuộc vào rất nhiều cơ quan. "Nó là một mạng lưới phức tạp gồm tế bào bạch cầu, kháng thể, lá lách, tủy xương và tuyến ức".

Tất cả tạo nên khả năng miễn dịch tự nhiên của con người. Trong bối cảnh biến chủng Omicron lây lan nhanh chóng, các chuyên gia khuyến nghị cộng đồng giữ gìn sức khỏe để phòng ngừa lây nhiễm.

Theo quan điểm chung của giới chuyên gia, hệ miễn dịch càng mạnh thì hiệu quả chống Omicron càng cao. Các nhà khoa học đề ra một số biện pháp giúp tăng cường tuyến phòng thủ đó như sau:

Nên bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

1. Bổ sung vitamin C và D bằng thực phẩm tự nhiên

Theo tiến sĩ Jenna Macciochi, chuyên gia miễn dịch học tại ĐH Sussex, Anh: Đến nay, chưa đủ bằng chứng cho thấy vitamin C ngăn ngừa lây nhiễm cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp như cô vít. Song nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C giúp rút ngắn thời gian biểu hiện triệu chứng.

Tiến sĩ Macciochi nói: "Các tế bào miễn dịch của chúng ta có nhu cầu vitamin C rất cao khi đang phải làm việc chăm chỉ đẩy lùi mầm bệnh. Vì vậy hãy bổ sung vitamin C ngay thời điểm bắt đầu có triệu chứng".

Vitamin C không chỉ có trong quả cam mà chúng ta có thể ăn thêm trái kiwi, ớt đỏ, bưởi, súp lơ hoặc các loại rau quả khác.

Dữ liệu tổng hợp từ 16 thử nghiệm lâm sàng với 7.400 tình nguyện viên cho thấy vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc ít nhất một triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, viêm phổi xuống còn một phần ba. Lợi ích của chúng biểu hiện rõ trong vòng ba tuần.

Một phân tích khác, công bố năm 2017: Với 11.000 người từ 14 nước tham gia, cho thấy bổ sung vitamin D làm giảm 11% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Vitamin D có trong lòng đỏ trứng, nấm, các loại hải sản như cá, hàu, tôm,...

2. Uống đủ nước

Bà Melanie Anthonysamy, chuyên gia dinh dưỡng tại tổ chức sức khỏe HealthifyMe, cho biết: Hệ miễn dịch của người phụ thuộc nhiều vào các chất dinh dưỡng trong máu. Nếu thiếu nước, máu không thể vận chuyển các chất dinh dưỡng đến từng hệ cơ quan một cách chính xác.

Nước rất quan trọng trong quá trình loại bỏ độc tố. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Bà này nói thêm: "Nước cũng rất quan trọng trong quá trình loại bỏ độc tố, củng cố hệ miễn dịch bạch huyết để đào thải những tác nhân xâm lược và chất thải ra bên ngoài. Cuối cùng, nước cần thiết để tạo chất nhờn, nước bọt - tuyến phòng thủ khác của cơ thể bạn".

Thực tế, sau khi khỏi cảm lạnh hoặc cúm, việc bổ sung chất lỏng hoặc chất điện giải đã mất là cực kỳ quan trọng. Tiến sĩ Leong nói: "Bạn mất tới 36 tiếng để bù nước bằng đường uống sau khi bị ốm. Cách đánh giá nhanh xem cơ thể có đủ nước không là quan sát nước tiểu. Nước tiểu không màu cho thấy cơ thể đủ chất lỏng".

3. Ngủ đủ giấc: 7 - 8 tiếng mỗi đêm

Ngủ đủ là phòng tuyến chắc chắn, giúp bảo vệ sức khỏe nói chung, đồng thời tăng cường đề kháng. Tiến sĩ Leong cho biết: "Lý do là bởi giấc ngủ chất lượng có thể tăng cường số tế bào T trong cơ thể bạn, vốn rất quan trọng để chống lây nhiễm virus, vi khuẩn và chống nhiễm trùng".

Tế bào T là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, có tác dụng hỗ trợ, điều tiết và trực tiếp tham gia vào quá trình phát hiện, tấn công và loại bỏ các vấn đề nguy cơ về sức khỏe.

Ngoài ra, quá trình loại bỏ chất cặn bã cơ thể của não được kích hoạt trong giai đoạn ngủ sâu REM (xuất hiện trong khoảng 70-90 phút sau khi ngủ). Bà Leong nói: "Mục tiêu của giấc ngủ là thải độc tố tích tụ cả ngày lên não, đồng thời vận chuyển các kháng nguyên và tế bào miễn dịch khác xung quanh não để có chức năng nhận thức tối ưu".

Giống như tiêm phòng để tạo trí nhớ miễn dịch chống nhiễm virus, thì giấc ngủ củng cố khả năng nhận thức hiểm họa từ bên ngoài. Điều này có nghĩa một giấc ngủ chất lượng, kéo dài từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, giúp nâng cao đề kháng của cơ thể.

4. Tập thể dục điều độ

Các chuyên gia khuyến khích người dân tập thể dục, kích thích toát mồ hôi để nâng cao thể trạng. Theo tiến sĩ Leong: Hoạt động này giúp lưu thông máu tốt hơn, khiến tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả. Tập thể dục có thể làm giảm mức độ hormone gây căng thẳng. Luyện tập cường độ vừa phải giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm liên quan về đường hô hấp như cảm lạnh hoặc cúm.

Tập thể thao cũng củng cố sức khỏe tim mạch, từ đó đem lại nhiều lợi ích cho chức năng miễn dịch. Tuy nhiên chuyên gia khuyến cáo không nên tập luyện ngay sau khi tiêm phòng cúm hoặc cô vít nha mọi người.

Những thông tin trên mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng biết cách làm thế nào để tăng hệ miễn dịch chống lại biến thể Omicron. Hi vọng dịch sẽ sớm qua đi, cả nước đều đạt miễn dịch cộng đồng.

Tổng hợp : Webtretho

Tin khác

Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Cách làm món trứng hấp đậu phụ, thịt băm ngon quắt tai:
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Miếng dưa giòn đậm đà vị mắm, ngọt ngọt vị đường cùng với vị cay của ớt khiến chúng ta ăn mãi vẫn không chán.
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Để có một đĩa miến xào ngon miệng và bắt mắt thì việc tưởng chừng đơn giản lại ít ai biết cách thực hiện được. Với những hướng dẫn cụ thể sau đây, món miến xào của bạn chắc chắn sẽ ngon và lại không bị dính, trông càng thêm hấp dẫn đấy! Tham khảo ngay nhé!
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Nước chấm được ví như linh hồn mang đến vị ngon trọn vẹn cho mỗi món ăn. Dưới đây là 12 công thức pha nước chấm tuyệt ngon dành riêng cho mỗi món ăn mà bà nội trợ nào cũng nên biết.
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Có ai nghiện mít giống em không, chồng con chả ai ham nên lần nào cũng mua mấy cân về ăn một mình. Mít đang vào mùa vừa giòn ngọt lại rẻ, thế mà chẳng dám ăn nhiều vì sợ nóng các mẹ ạ. Số em toàn mê của độc, nhiều khi thèm cũng chẳng dám mua cũng vì sợ hại sức khỏe, rồi lại nổi mụn, xấu xí, già nua.