SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Bệnh viện Da liễu T.Ư nhập nhèm kê thuốc và thực phẩm chức năng

11:00, 16/07/2017
Nhiều người bệnh điều trị ngoại trú của Bệnh viện Da liễu T.Ư bất ngờ khi biết mình phải chi trả tiền cho một số loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm có giá cao, do trước đó cứ tưởng nhầm loại bác sĩ kê toa là thuốc.
bien-lai-1500086374

Bà M. trả hơn 2 triệu đồng cho thực phẩm chức năng Glutamax, mà nghĩ là thuốc có công dụng chữa bệnh do không được bác sĩ thông tin rõ - Ảnh: Q.LIÊN 

Bà N.T.M. - 61 tuổi, ở Hà Nội - bị bạch biến, đi khám tại Bệnh viện Da liễu T.Ư từ một tháng trước. Ngày 13-7, bà M. đi khám lại do nghi ngờ uống thuốc làm tái phát rối loạn tiền đình.

Cứ tưởng là thuốc

Lần khám này, bà M. ngỡ ngàng khi biết trong tổng số 2,7 triệu đồng tiền thuốc phải trả lần trước có một loại thực phẩm chức năng giá hơn 2 triệu đồng, mà trước đó bà cứ nghĩ là thuốc.

Điều đáng nói, loại thực phẩm chức năng này được ghi ở đơn tư vấn (không phải đơn thuốc), nhưng lại có dòng chữ “thuốc” và kèm theo chỉ dẫn “sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tái khám khi có bất thường”...

 “Vì cách ghi như vậy khiến tôi nghĩ đây là thuốc có công dụng điều trị bệnh, buộc phải mua chứ không phải thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ, không bắt buộc sử dụng” - bà M. nói.

Nhập nhằng

Tại Bệnh viện Da liễu T.Ư trong ngày 13-7, hầu hết người bệnh đến khám đều được kê thuốc với hai loại đơn: đơn thuốc và đơn tư vấn. Trong đó phần đơn tư vấn là nơi bác sĩ kê thực phẩm chức năng và mỹ phẩm như là sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng... Nhiều phiếu ghi đơn thuốc lên tới 3 - 4 triệu đồng, trong đó phần đơn tư vấn chiếm đến 2/3 số tiền phải trả.

Nhiều người bệnh cho biết họ không để ý đâu là thực phẩm chức năng, đâu là thuốc vì không được bác sĩ tư vấn hoặc dặn dò. Đã vậy, cả hai đơn đều có chữ “thuốc” nên họ nghĩ tất cả đều là thuốc.

Lỗi... máy tính(!)

Trả lời báo chí chiều 13-7, ông Nguyễn Văn Thường, giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư, xác nhận có tình trạng trên nhưng nguyên nhân là do... lỗi công nghệ.

Chữ “thuốc” và dòng ghi chú “dùng thuốc theo đúng chỉ định” là ở đơn thuốc, nhưng do lỗi máy tính nên những chữ này lại hiện luôn ở đơn tư vấn, gây hiểu lầm cho người bệnh.

Ông Thường cũng cho biết sẽ yêu cầu bằng văn bản đối với các bác sĩ trong bệnh viện phải có giải thích cụ thể đến từng người bệnh đâu là thuốc, đâu là thực phẩm chức năng, hướng dẫn sử dụng, khuyến cáo... để người bệnh được thông tin rõ ràng.

Theo ông Thường, có đến 90% các bệnh da liễu phải điều trị bằng các loại vitamin, khoáng chất, hóa mỹ phẩm mới có hiệu quả, nhưng những loại vitamin, khoáng chất hiện nay đều được đăng ký là thực phẩm chức năng. Nhiều loại thuốc đặc trị da liễu khác nay cũng được đăng ký là thực phẩm chức năng. Trong khi đó ở VN không có khái niệm về dược mỹ phẩm (có công dụng điều trị), mà quy thành mỹ phẩm (có tác dụng làm đẹp).

Không được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc

Theo quy định của Bộ Y tế về việc ghi đơn thuốc, bác sĩ không được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc mà phải kê vào một đơn khác.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thường - giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư, nhiều loại thuốc nhập ngoại đặc trị cho da liễu sau một thời gian vào VN thì hết “visa”, sau đó lưu hành tại VN lại ở dạng thực phẩm chức năng.

Những loại này - theo ông - rất đặc hiệu với da liễu nên các bác sĩ vẫn kê cho người bệnh dùng, nhưng khi ở dạng thực phẩm chức năng được hiểu là sản phẩm bổ trợ (có thể sử dụng hay không đều được) nên để điều trị có kết quả tốt, bác sĩ phải tư vấn kỹ cho người bệnh về vấn đề này.

Theo Tuổi Trẻ

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Liên kết hữu ích