SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Bệnh Kawasaki nguy hiểm như thế nào và dấu hiệu nhận biết của bệnh

11:00, 28/05/2017
(SHTT) - Bệnh Kawasaki đang là một trong những nỗi lo của các phụ huynh khi có con nhỏ bởi nó thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Căn bệnh này sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời.

Bệnh Kawasaki là gì?

Bệnh Kawasaki được đặt tên theo bác sĩ đầu tiên xác định được nó - bác sĩ Tomisaku Kawasaki (Nhật Bản) mô tả lần đầu vào năm 1967. Đây là tình trạng sưng viêm của các mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim. Kawasaki còn được gọi là hội chứng da niêm mạc (mucocutaneous) hạch bạch huyết vì nó cũng ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, da và màng nhầy bên trong mũi, miệng và cổ họng.

Benh kawasaki nguy hiem nhu the nao a

 Bệnh Kawasaki là gì?

Căn bệnh này khá nguy hiểm nhưng nhiều người lại không có kiến thức về nó vì vậy nhiều phụ huynh đã không phát hiện kịp thời để chữa trị cho con. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết của bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Kawasaki

Giai đoạn 1:

Căn bệnh này thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi với các biểu hiện lâm sàng như sốt cao dài ngày, toàn thân mệt mỏi, kết mạc mắt sung huyết, đỏ, sưng hạch bạch huyết ở cổ, xung huyết miệng, miệng và hầu bị khô, nứt nử, môi có những nốt ban đỏ.

Cùng với đó, bệnh nhi còn có thể bị phù tứ chi, quanh móng và toàn thân sẽ bị tróc da hay nổi ban đỏ Thông thường, nốt ban đỏ có nhiều hình dạng khác nhau ở toàn thân, đặc biệt ở vùng hông và có thể diễn biến theo trình tự từ dạng các nốt ban giống nốt sởi sang dạng ban kiểu mề đay, sau cùng là dạng tróc da đi cùng với các biểu hiện viêm đa mạch.

Benh kawasaki nguy hiem nhu the nao

 Dấu hiệu nhận biết bệnh Kawasaki

Giai đoạn 2:

Sang đến giai đoạn 2 thì bệnh nhi sẽ bị đau khớp, tiêu chảy, ói mửa và đau bụng.

Giai đoạn 3:

Trong giai đoạn thứ ba của bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng từ từ biến mất, trừ khi các biến chứng phát triển.

Kawasaki không phải là một bệnh lây. Nó không thể lây từ trẻ này sang trẻ khác. Cũng rất hiếm trường hợp cả 2 trẻ trong một gia đình cũng mắc bệnh Kawasaki. Các bác sĩ khuyến cáo điều trị bệnh Kawasaki trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày khởi đầu của nó có thể làm giảm nguy cơ thiệt hại lâu dài.

Bệnh Kawasaki nguy hiểm thư thế nào

Kawasaki có thể gây biến chứng lên tim mạch cho trẻ, làm tim to, nhịp tim nhanh, suy tim. Nguy hiểm nhất là biến chứng của bệnh có thể làm viêm tắc và giãn mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây đột tử tức thì cho trẻ.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị sưng khớp, viêm màng não, hay viêm phổi, viêm ruột. Xét nghiệm cho thấy bạch cầu trong máu tăng cao, siêu âm tim thấy mạch vành bị giãn ra... Biểu hiện phình động mạch vành hoặc giãn động mạch vành thường chiếm tới 15-25% số bệnh nhi.

Phương pháp điều trị bệnh Kawasaki

Tại bệnh viện, các bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc như globulin miễn dịch đường tiêm (IVIG) và aspirin (ASA) để ngăn ngừa những tổn thương tại động mạch vành.

Với Globulin miễn dịch thì loại thuốc này được truyền tĩnh mạch cho trẻ để giảm tình trạng viêm, sưng đỏ của cac mạch máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn có thể giúp hạ sốt và giảm phát ban; giúp phòng ngừa các vấn đề về tim mạch. Trong khi đó Aspirin ban đầu được sử dụng cho trẻ bằng đường uống 4 lần/ngày. Ở liều cao, aspirin có thể giúp giảm đau, hạ sốt, chống viêm và phòng ngừa tắc động mạch vành.

Sau khi hạ sốt thì bệnh nhân cần sử dụng spirin liều thấp cho đến sáu đến tám tuần, và lâu hơn nếu người đó phát triển một túi phình động mạch vành. Aspirin giúp ngăn ngừa đông máu.

Tuy nhiên, nếu phát triển bệnh cúm hoặc thủy đậu trong khi điều trị, người đó sẽ cần phải ngừng dùng aspirin. Aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến máu, gan và não của trẻ em và thanh thiếu niên sau khi nhiễm virus.

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 36 phút trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhờ vào những cống hiến và sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã ban hành Quyết định 405/QĐ-BKHCN công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương (ABU Robocon) năm nay sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 23/8 đến 27/8/2024. Chủ đề thi của ABU Robocon 2024 mang tên "Ngày mùa", lấy ý tưởng từ việc canh tác lúa trên các thửa ruộng bậc thang.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Ngày 21/3, Microsoft đã tiết lộ Surface Pro 10 và Surface Laptop 6 có phím Copilot AI được thiết kế riêng trên bàn phím giúp truy cập nhanh vào chatbot.