SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Bé gái đầu tiên sinh ra từ tử cung hiến tặng của người đã qua đời

10:01, 07/01/2019
(SHTT) - Đã có mười một em bé đã được sinh ra thông qua cấy ghép tử cung của những người hiến tặng còn sống nhưng đây là trường hợp đầu tiên một phụ nữ Brazil không có tử cung bẩm sinh đã cho ra đời một bé gái sau khi nhận tử cung được hiến tặng từ một người đã chết.

Thông tin được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, một phụ nữ 32 tuổi ở Brazil từng được cấy ghép tử cung từ một người hiến tặng đã qua đời, thành công trong việc mang thai, sinh ra một em bé khỏe mạnh.

embe

Bé gái đầu tiên sinh ra từ tử cung hiến tặng của người đã qua đời 

Ca phẫu thuật cấy ghép đã được thực hiện vào năm 2016 tại Brazil và em bé đầu tiên được sinh ra nhờ phương pháp này là một bé gái cất tiếng khóc chào đời vào tháng 9 cùng năm, tại Sao Paolo.

Mẹ của bé gái này là một phụ nữ có cơ thể bẩm sinh không có tử cung do một hội chứng hiếm gặp. Ở tuổi 32, 4 tháng trước khi thực hiện ca phẫu thật cấy ghép tử cung từ người hiến tặng là một phụ nữ 45 tuổi qua đời sau cơn đột quỵ, mẹ của bé gái đã được lấy trứng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và kết quả có 8 phôi được bảo quản đông lạnh.

Cuộc phẫu thật cấy ghép tử cung đã được hoàn tất sau hơn 10 giờ đồng hồ. Các bác sĩ đã phải nối tử cung của người hiến với các tĩnh mạch, động mạch, dây chằng và ống âm đạo của người nhận.

Bệnh nhân phải uống các loại thuốc ức chế miễn dịch, điều trị chống đông máu và aspirin để ngăn chặn thải ghép.

Năm tháng sau khi phẫu thuật, đội ngũ y tế quan sát không có dấu hiệu bất thường, kết quả siêu âm là bình thường và người nhận có kinh nguyệt đều đặn. Người phụ nữ sau đó mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của chính mình mà trước đây cô đã bảo quản đông lạnh.

Em bé đầu tiên chào đời từ tử cung được hiến tặng từ người còn sống ở Thụy Điển vào năm 2013. Trên thế giới đến nay có tổng cộng 39 ca ghép tử cung từ người hiến tặng còn sống và có 11 em bé chào đời khỏe mạnh.

Bác sĩ chính của nhóm cấy ghép tại Đại học Y khoa Sao Paulo, Dani Ejzenberg đã mô tả quy trình này là một "cột mốc y tế".

Phương pháp cấy ghép tử cung từ hiến tặng đã chết được xem là thành công vượt bậc trong lĩnh vực y học, giúp nhiều phụ nữ có khiếm khuyết về cơ quan sinh sản trên toàn thế giới có cơ hội làm mẹ nhờ phương pháp này, cùng với đó giảm gánh nặng trong việc tìm kiếm người hiến tặng tử cung

Hoàng Ánh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Theo thông cáo báo chí, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Thiên Tân, Trung Quốc mới đây đã tạo ra một loại pin đột phá, vận hành bằng oxy cơ thể, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Công ty Honda Việt Nam đã chính thức công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR. Mục đích của đợt triệu hồi là để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho sản phẩm.
Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Apple đang lên kế hoạch sử dụng Ernie Bot, một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển, cho các sản phẩm và bản cập nhật sắp tới tại quốc gia này.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Công ty sản xuất pin và ô tô khổng lồ BYD của Trung Quốc đã đạt được lợi nhuận kỷ lục vào năm 2023, vượt qua Tesla của Elon Musk để trở thành hãng bán xe điện nhiều nhất thế giới.