SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 24/04/2025
  • Click để copy

Bẫy chồng bẫy với chiêu lừa tinh vi 'giả danh shipper'

16:16, 22/07/2024
(SHTT) - Thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng đã bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua kịch bản giả danh shipper báo khách hàng có đơn hàng online và yêu cầu chuyển tiền thanh toán.

Mua hàng trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và nhiều người tiêu dùng có thói quen cho phép shipper ném hàng vào nhà và chuyển khoản theo nội dung được shipper gửi cho qua tin nhắn. Lợi dụng điều này, một số đối tượng đã giả danh shipper và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người.

Do chiêu trò này còn khá mới, do đó, đã có nhiều nạn nhân bị sa lưới.

Theo Báo Pháp luật, khoảng 10 giờ sáng 5/7/2024, bạn Kim Oanh (21 tuổi, Đà Nẵng) đã bị “lừa chồng lừa” gần 8 triệu đồng. "Shipper" nhắn thông tin chuyển khoản, sau đó gọi hối thúc: “Em chuyển khoản đơn hàng nhanh để anh còn đi đơn khác”, theo thói quen, Kim Oanh chuyển tiền ngay mà không kiểm tra thông tin hàng.

Capture  1

Hình ảnh ghi lại quá trình đối tượng giả mạo “Giao hàng nhanh” lừa bạn Kim Oanh. Ảnh: NVCC 

Hai phút sau, Kim Oanh nhận thêm cuộc gọi của "shipper" rằng “anh xin lỗi, anh gửi nhầm số tài khoản công ty, gửi tiền vào đó đồng nghĩa với việc đăng ký thành công trở thành hội viên, mỗi tháng sẽ bị khấu trừ 3,5 triệu đồng, nếu không có tiền sẽ bị nợ xấu”.

Sau đó, Kim Oanh nhận được từ "shipper" đường link giả “Chăm sóc khách hàng của Giao hàng nhanh”.

Hoảng loạn và lo lắng, Kim Oanh vội bấm vào link. Liền sau đó, bộ phận có tên Giao hàng nhanh gọi điện, chỉ dẫn Kim Oanh hủy hội viên bằng cách chuyển đổi tài khoản ngân hàng cá nhân thành tài khoản doanh nghiệp. Cách thực hiện là đăng nhập App ngân hàng, nhập mã xác thực XXXXX vào phần số tiền chuyển, giữ nút chuyển tiền trong 3 giây, sau đó ấn chuyển tiền.

Trên thực tế, hành động này đồng nghĩa với việc chuyển tiền bình thường. Kim Oanh bán tín bán nghi nhưng cô vẫn ấn giữ nút chuyển tiền. Kết quả không chuyển thành tài khoản doanh nghiệp, tiền vẫn mất. Shipper còn gọi cô, lớn tiếng: "Em không làm theo anh hướng dẫn à?".

Suy sụp, khoảng 15 phút sau, một người xưng trưởng phòng Giao hàng nhanh gọi điện cho Kim Oanh hứa sẽ giúp lấy lại tiền. Đầu dây bên kia xôn xao tiếng người như thể người này đang ở phòng làm việc; có tiếng trách mắng "thằng shipper này làm việc như thế này là không xong rồi". Kết quả sau đó, Kim Oanh lại mất thêm tiền. Lúc này, Kim Oanh mới ngỡ ngàng nhận ra mình đã bị lừa.

Một trường hợp khác, khoảng 16 giờ ngày 8/7/2024, bạn N.Y (21 tuổi, Đồng Nai, sinh viên tại TP.HCM) cũng bị đối tượng giả danh shipper từ đơn vị vận chuyển Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) lừa 3,6 triệu đồng.

Trong tháng 7/2024, bạn T.U (17 tuổi, Quảng Ninh) hay bạn L.D (30 tuổi, TP.HCM) cũng gặp trường hợp lừa đảo tương tự nhưng may mắn là kịp dừng lại khi đối tượng yêu cầu ấn giữ mã xác nhận. Chiêu lừa cũng y hệt chiêu đã khiến Kim Oanh sập bẫy.

Capture 2

 

Capture 3

 

Capture 4

Nhiều người chia sẻ việc bị lừa bởi hình thức này trên các hội nhóm Facebook có tên GHTK và cộng đồng người dùng mạng xã hội Threads. 

Capture 5

Kịch bản thao túng tâm lý hoàn hảo 

Khi kể lại chuyện bị lừa, cả bốn nạn nhân đều bày tỏ sự bất lực, bực tức và oan ức. Kim Oanh tâm sự: “Cả buổi sáng hôm đó, mình như bị thôi miên. Cảm xúc mình hoàn toàn phụ thuộc vào từng lời nói, hành động của bọn chúng. Từ vội vàng chuyển tiền khi bị hối thúc, lo lắng và sợ hãi khi nghe tin mình sắp bị nợ xấu, đến hoảng loạn vì mất tiền triệu do hệ thống báo lỗi.

Mình ức nhất là lúc mình gần như suy sụp ấy thì cuộc gọi của người xưng là trưởng phòng như một tia hy vọng cứu vớt. Anh ta chỉ trích cách làm việc của nhân viên, thấu hiểu cho cuộc sống khó khăn của sinh viên. Với tâm lý muốn lấy lại tiền, mình hoàn toàn nghe theo”.

“Là một người làm việc về lĩnh vực truyền thông, mình đọc rất nhiều vụ lừa đảo trên mạng rồi nhưng không hiểu sao lúc ấy vẫn bị mất cảnh giác” - L.D kể.

Trước chiêu trò lừa đảo mới, người tiêu dùng online cần cẩn trọng hơn với các yêu cầu chuyển khoản từ shipper. Khi thấy các dấu hiệu lừa đảo, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn và lập tức thông báo với cơ quan chức năng để được giúp đỡ. 

Khánh An

Tin khác

Pháp luật 13 giờ trước
(SHTT) - Sở Y tế TP.HCM thông tin vừa phát hiện hành vi sử dụng hình ảnh bằng tốt nghiệp nghi là giả để quảng cáo dịch vụ làm đẹp trái phép trên mạng xã hội.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cục Phát thanh, Truyền hình và thông tin điện tử dự kiến mức xử phạt với BTV Quang Minh là 37,5 triệu đồng và Vân Hugo là 70 triệu đồng.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa kiểm tra đột xuất phòng khám thuộc Công ty TNHH Whitecoat Việt Nam (quận Bình Thạnh) bị phản ánh có dấu hiệu làm giả giấy xét nghiệm đột biến gen tầm soát ung thư.
Pháp luật 3 ngày trước
Chi cục quản lý thị trường (QLTT) Cần Thơ cho biết, trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, đơn vị đã xây dựng kế hoạch chuyên đề lấy mẫu sữa đang lưu hành để hậu kiểm. Kết quả lấy 28 mẫu, phát hiện có 3 mẫu sữa không đạt yêu cầu, hồ sơ đã được chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra.
Pháp luật 3 ngày trước
Sữa giả, được bán công khai nhiều năm mà không bị phát hiện, có nguy cơ len lỏi vào trường học, đe dọa sức khỏe học sinh. Vụ triệt phá đường dây sản xuất gần 600 nhãn hiệu sữa giả gần đây đã gây chấn động dư luận, khiến nhiều cha mẹ học sinh lo ngại về an toàn thực phẩm trong trường học.
. ..