SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 12/06/2025
  • Click để copy

Bảo vệ môi trường: Biến rác thải sinh hoạt thành nhiên liệu máy bay

17:23, 09/07/2019
(SHTT) - Các nhà khoa học tại Anh đã tìm ra biện pháp tái chế rác thải sinh hoạt thành nhiên liệu sạch cho máy bay với nhiều ưu điểm vượt trội do với nhiên liệu truyền thống.

Các nhà khoa học tại Trường Đại học College, London, Anh đã tìm ra cách biến những loại rác thải sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, trở thành một loại hợp chất sinh học ít carbon, thay thế cho nhiên liệu dùng trên các loại máy bay. Theo các nhà nghiên cứu, sản phẩm nhiên liệu tạo ra có những ưu điểm vượt trội như tiết kiệm nhiên liệu, sạch và không có phát thải gây hại cho môi trường.

bien-rac-thai-thanh-nhien-lieu

Ý tưởng chính của quy trình này là thu thập nhiên liệu chưa chuyển hóa (RDF) từ rác thải sinh hoạt, sau đó biến nó trở thành một dạng mô phỏng nhiên liệu hóa thạch dùng cho máy bay. 

Tiến sĩ Massimiliao Materazzi, nhóm nghiên cứu Đại học College London cho biết, ý tưởng chính của quy trình này là thu thập nhiên liệu chưa chuyển hóa (RDF) từ rác thải sinh hoạt, sau đó biến nó trở thành một dạng mô phỏng nhiên liệu hóa thạch dùng cho máy bay.

bien rac thai sinh hoat thanh nhien lieu may bay

Tiến sĩ Massimiliao Materazzi, nhóm nghiên cứu Đại học College London, chia sẻ về nghiên cứu của mình.

Nguyên lý để biến RDF thành xăng máy bay là để cho RDF phản ứng mạnh với oxy ở nhiệt độ cao, trong một thiết bị phản ứng có tên là Máy biến khí. Quá trình này biến RDF thành khí gas tổng hợp. Cụ thể, khí gas này là sự tổng hợp của khí hydro, carbon monooxit, vốn là những thành phần cơ bản trong nguyên lý tinh luyện nguyên liệu sinh học” – Tiến sĩ Massimiliao Materazzi chia sẻ với phóng viên Reuters.

Dù vẫn còn trong quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu rất lạc quan về các ứng dụng trong tương lai của kết quả cuộc nghiên cứu đối với việc bảo vệ môi trường.

Tiến sĩ Massimiliano Materazzi cho biết thêm:“Mọi loại chất hữu cơ khi phân hủy đều sinh ra khí methan. Khí này gây hiệu ứng nhà kính gấp 20 lần CO2. Chính vì thế việc chôn rác thải chỉ là trốn tránh vấn đề. Việc tìm cách chiết xuất được nguồn năng lượng từ rác thải và có thể đem năng lượng đó vào sử dụng, mới là biện pháp lý tưởng nhất để giải quyết vấn đề này”.

bien rac thai sinh hoat thanh nhien lieu may bay 1

 Theo dự kiến, chuyến bay thử đầu tiên cho loại nhiên liệu mới, sẽ được tiến hành vào năm 2020 và loại nhiên liệu này sẽ được thương mại hóa vào năm 2025.

Tiến sĩ Materazzi và các đồng nghiệp rất lạc quan về tiến độ của nghiên cứu do các hoạt động thử nghiệm đều chỉ cần dựa trên các công nghệ sẵn có. Theo dự kiến, chuyến bay thử đầu tiên cho loại nhiên liệu mới, sẽ được tiến hành vào năm 2020 và loại nhiên liệu này sẽ được thương mại hóa vào năm 2025.

Nhóm nghiên cứu cũng đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy chuyển đổi năng lượng gần các bãi chôn lấp rác thải, để giảm thiểu chi phí vận chuyển.

Trước đó, hồi năm 2017, Hãng hàng không British Airways cũng thông báo có kế hoạch xây dựng một loạt nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, nhằm biến những thứ bỏ đi này thành nhiên liệu bền vững, cung cấp cho các máy bay của hãng trong 10 năm tới. Theo kế hoạch, nhà máy đầu tiên, mỗi năm sẽ xử lý hàng trăm nghìn tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có các tã lót, hộp nhựa đựng thực phẩm và giấy gói socola. Những loại rác thải này lẽ ra được chôn lấp hoặc thiêu hủy, song sẽ được biến đổi thành nhiên liệu bền vững và không sinh ra các loại bụi cũng như khí độc hại khi cháy.

british-airways

 Hồi năm 2017, Hãng hàng không British Airways đã từng thông báo về kế hoạch xây dựng một loạt nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, nhằm biến những thứ bỏ đi này thành nhiên liệu bền vững, cung cấp cho các máy bay của hãng trong 10 năm tới.

Hãng British Airways dự kiến nhà máy trên sẽ sản xuất ra đủ lượng nhiên liệu để vận hành toàn bộ các máy bay Dreamliner 787 của hãng, trên các tuyến bay từ London, Anh, đến các thành phố San Jose và New Orleans của Mỹ trong 1 năm.

Hơn nữa, nhiên liệu được sản xuất tại nhà máy sẽ góp phần giảm 60% khí gây hiệu ứng nhà kính so với nhiên liệu hóa thạch thông thường. Sáng kiến này cũng giúp hãng thực hiện cam kết đến năm 2050 giảm 50% lượng khí thải.

Hạ An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Ngày 11/6, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội, Trung tâm Công nghệ Chiến lược Australia–Việt Nam (AVSTC) đã chính thức khai trương. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Australia và Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Sự ra đời của các cảm biến sinh học thế hệ mới không chỉ nâng cao năng lực giám sát an toàn thực phẩm mà còn đặt ra những khả năng hoàn toàn mới cho việc phát hiện nhanh các tác nhân gây hại, giúp giảm mạnh nguy cơ ngộ độc, lừa đảo thương mại và vi phạm tiêu chuẩn xuất khẩu.
Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Với khả năng phát hiện ô nhiễm ở cấp độ phân tử và chi phí triển khai ngày càng rẻ, cảm biến nano có thể trở thành công cụ thay đổi cách quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trung tâm nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI R&D) lớn thứ 3 trên thế giới của Qualcomm vừa chính thức được công bố đặt tại Việt Nam. Trung tâm mới sẽ đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các giải pháp AI tạo sinh và AI tác nhân ứng dụng trên nhiều lĩnh vực công nghệ cao.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh xác định chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ (KHCN) là nền tảng cốt lõi để xây dựng hệ thống y tế thông minh toàn diện.
. ..