SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí: Ứng dụng khoa hoc công nghệ là giải pháp hàng đầu

15:39, 04/03/2021
(SHTT) - Tình trạng vi phạm bản quyền các tác phẩm báo chí vẫn diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm báo chí điện tử. Vì vậy việc ứng dụng khoa học công nghệ là giải pháp hàng đầu.

Chia sẻ về tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, vi phạm bản quyền các tác phẩm báo chí diễn ra rất phổ biến, đa dạng, không chỉ trong nước mà phạm vi toàn cầu.

Thực trạng trên không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng, nguồn thu nhập từ quảng cáo của các cơ quan báo chí mà còn nguy hại đến vấn đề an ninh mạng trên nền tảng xuyên biên giới. Theo ông Lâm, sẽ không còn cơ hội tăng nguồn thu cho các cơ quan báo chí chính thống nếu việc vi phạm bản quyền tràn lan không được kiểm soát .

Ví như năm 2018, thống kê từ các ngân hàng thương mại trong nước, số lượng tiền từ các tổ chức, cá nhân trong nước chuyển cho Facebok và Google là 900 triệu USD (hai nền tảng thương mại điện tử chiếm 80% thị phần quảng cáo toàn cầu hiện nay).

Tiến sĩ Trịnh Tuấn Thành, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng, trong lĩnh vực báo chí, mỗi sản phẩm, đứa con tinh thần sinh ra mà không được bảo vệ, bị đánh cắp sẽ là nỗi buồn, nỗi thất vọng lớn không chỉ với mỗi nhà báo mà với tất cả các cơ quan báo chí... Thực tế cho thấy, sự sao chép, đánh cắp bản quyền tác giả xuất hiện ngày càng nhiều hơn, tinh vi hơn, không chỉ đối với mạng xã hội mà còn phổ biến ở các cơ quan báo chí hiện nay.

ban quyen bao chi

Ra mắt Trung tâm Bản quyền số trực thuộc Hội truyền thông số Việt Nam. 

Để giải quyết vấn đề này, vừa qua Trung tâm Bản quyền số (Hội Truyền thông số Việt Nam) đã chính thức đi vào hoạt động. Đơn vị có chức năng bảo vệ bản quyền số trong lĩnh vực báo chí xuất bản, các tác phẩm văn học nghệ thuật..., các lĩnh vực công nghệ số khác.

Ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số chia sẻ với báo chí: "Thời điểm này chúng tôi đã ra mắt được một số giải pháp, từ những giải pháp tạm thời là truy quét được phần nội dung các bài báo, hình ảnh (text và hình ảnh) trên báo chí, tiếp theo nữa là quét được âm thanh, video… chúng tôi sẽ có lộ trình từng bước một.

Tất cả lĩnh vực này chúng tôi phải dùng công nghệ để quét, không thể dùng thủ công. Công việc này được triển khai để thực hiện việc minh bạch hóa vấn đề vi phạm bản quyền. Công nghệ sẽ báo về kết quả có sao chép hay không, đây là cách tốt nhất để giaỉ quyết vấn đề vi phạm bản quyền báo chí hiện nay.

Trên môi trường mạng, các đơn vị vi phạm thường dùng công nghệ để vi phạm vì thế chỉ có thể sử dụng công nghệ để làm rõ vi phạm này. Không thể lấy thủ công để chặn người dùng công nghệ để vi phạm".

Có thể thấy, việc ứng dụng khoa học công nghệ sẽ giúp bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí hiệu quả hơn.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức cá nhân khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về nguyên tắc thì tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ các trường hợp về sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền…

Trích tham luận tại Diễn đàn “Bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí” của TS Trịnh Tuấn Thành, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả.

Minh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.