SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí trong môi trường số

08:08, 10/03/2021
(SHTT) - Thu gần 1 tỷ USD/năm tiền quảng cáo từ việc khai thác tin tức, sản phẩm thuộc bản quyền của báo chí Việt Nam trên nền tảng của mình, Facebook, Google phải có trách nhiệm trả phí cho báo chí.

"Facebook và Google không có nhà báo nào và không hề sản xuất ra nội dung báo chí. Nhưng họ được trả tiền cho những quảng cáo gắn kèm với nội dung mà các nhà báo làm ra", phóng viên chiến trường Sammy Ketz từng kết luận như vậy trong bài viết của ông vào năm 2018.

Nhà báo Sammy Ketz cho rằng những phóng viên chiến trường như ông đang ngày một ít vì nội dung họ sản xuất ra bị các nền tảng nội dung online như Facebook và Google "hút máu".

Vấn đề trên cũng đang xảy ra tại Việt Nam. Một bài báo của các cơ quan báo chí chính thống vừa xuất bản ít phút, ngay lập tức đã xuất hiện trên Facebook, Google, được dẫn từ các… trang tin điện tử “ba không” (không giấy phép, không cơ quan chủ quản, không nguồn gốc), blog cá nhân, mạng xã hội… chứ không phải của cơ quan báo chí đó.

ban quyen bao chi

 Bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí trong môi trường số

Video, phim truyện, game… của các đài truyền hình bị cắt ghép, phát lại trên Youtube, Facebook để lấy tiền quảng cáo. Dĩ nhiên, nguồn tiền quảng cáo được chia về cho Youtube, Facebook và người phát tán, còn cơ quan báo chí - đơn vị sản xuất bị vi phạm bản quyền - thì không được đồng nào, thậm chí sản phẩm của mình còn bị bóp méo, xuyên tạc hoặc sử dụng vào mục đích khác.

Tại diễn đàn “Bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí” tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khẳng định,  việc vi phạm của các nền tảng xuyên biên giới đã ảnh hưởng tới các cơ quan báo chí Việt Nam. Cụ thể, các cơ quan báo chí sẽ bị chiếm đoạt sức lao động và giá trị sáng tạo, tự cạnh tranh không bình đẳng với các trang tin vi phạm bản quyền báo chí. Doanh thu quảng cáo suy giảm, chưa được chia sẻ lợi ích thỏa đáng từ việc cung cấp nội dung cho các nền tảng xuyên biên giới.

Trước thực tế trên, đại diện Cục Báo chí đề xuất giải pháp bảo vệ bản quyền cho các cơ quan báo chí Việt Nam trên nền tảng số theo hướng các cơ quan truyền thông cần công khai các biểu hiện vi phạm pháp luật Việt Nam của các nền tảng xuyên biên giới, buộc các nền tảng này phải tuân thủ luật pháp Việt Nam về quản lý nội dung, quản lý quảng cáo. Các cơ quan báo chí cần chung tay hình thành các liên minh bảo vệ bản quyền nội dung của báo chí trên nền tảng số.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, việc “đòi quyền lợi” về mặt bản quyền cho báo chí từ nguồn thu quảng cáo của các ông lớn công nghệ như Google và Facebook là không hề đơn giản song cơ quan báo chí cũng không nên thụ động ngồi chờ mà hãy chủ động hợp tác, liên minh lại để tìm giải pháp ứng phó, đưa ra lộ trình, cách thức phù hợp.

Đại diện Cục Phát Thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử cũng nhấn mạnh: Hiện nay Facebook đang nhượng bộ một số nước như Úc và 1 số quốc gia khác cũng đang quyết liệt yêu cầu “ông lớn” công nghệ này phải chia sẻ nguồn thu cho cơ quan báo chí. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho Việt Nam trong việc đàm phán, đấu tranh. Về điều kiện chủ quan, ngoài sự hỗ trợ, hậu thuẫn của cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề này thì các cơ quan báo chí cũng phải chủ động vào cuộc, cùng liên minh hợp tác chặt chẽ với nhau để gây sức ép, buộc các nền tảng xuyên biên giới phải ngồi vào bàn đàm phán.

Hà Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Adam Schiff, nghị sĩ Đảng Dân chủ của bang California, đã đề xuất với Quốc hội Mỹ về dự luật buộc các công ty AI tiết lộ những tài liệu có bản quyền được sử dụng để xây dựng các mô hình AI tạo sinh.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, công ty phần mềm Wex cáo buộc tập đoàn công nghệ HP đã lạm dụng thương hiệu của họ để đặt tên cho phần mềm cạnh tranh của HP.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Nền tảng game Skillz đang trong quá trình hòa giải với công ty đối thủ AviaGames sau vụ kiện về độc quyền nhãn hiệu với cáo buộc đạo nhái game di động của công ty này.
Thương hiệu 5 ngày trước
(SHTT) - Microsoft và NetEase mới đây đã thông báo về việc hợp tác để tái ra mắt game 'World of Warcraft' tại Trung Quốc. Đây là động thái đánh dấu sự kết thúc của 'mối thù' lâu năm giữa hai công ty.