Bảo mật xác thực sinh trắc học vẫn bị lừa đảo mất tiền tỉ
Các đối tượng cũng có thể tạo ra những hình ảnh, video, âm thanh giả, bắt chước hoàn hảo giọng nói và ngoại hình của một cá nhân. Sau đó, chúng dùng những thông tin đánh cắp để đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng thanh toán trực tuyến.
Do vậy, các chuyên gia Bkav khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch tài chính, ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp xác thực sinh trắc học. Người dùng cần thường xuyên kiểm tra lịch sử giao dịch, không chia sẻ thông tin cá nhân và đề cao cảnh giác.
“Đầu tiên, đối tượng sẽ giả mạo một người có uy tín, ở đây chính là nhân viên khách hàng hỗ trợ mọi người cài đặt sinh trắc học. Sau đó, các đối tượng sẽ yêu cầu mọi người cung cấp các thông tin như căn cước công dân, thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng. Đặc biệt nguy hiểm hơn các đối tượng sẽ thực hiện các cuộc gọi điện vieo call để ghi lại những hành vi sinh trắc học, khuân mặt, những cử chỉ. Cuối cùng các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân cài đặt những phần mềm độc hại rồi ăn cắp tài khoản của ngân hàng” - ông Võ Duy Khánh, Trưởng phòng cao cấp An ninh di động, Trung tâm nghiên cứu mã độc, Tập đoàn công nghệ BKAV nói.
Mặc dù thủ đoạn mạo danh cơ quan chức năng gọi điện thoại lừa đảo không mới nhưng các chiêu lừa được đối tượng "biến hóa" theo các thời điểm, vụ việc khác nhau khiến nạn nhân dễ bị lầm tưởng và tin theo.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cảnh giác trước các tin nhắn, cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ cập nhật hỗ trợ sinh trắc học khuôn mặt. Khi được liên hệ bởi các cá nhân tự xưng là cán bộ làm việc tại ngân hàng, cơ quan công an, người dân cần xác minh lại thông tin qua số điện thoại được cung cấp trên cổng thông tin chính thống của các đơn vị trên.
TH