SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Bảo hộ thương hiệu thời 4.0: Đừng chủ quan với “mặt trận” trên internet

10:59, 16/09/2020
"Đừng nghĩ rằng việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đời thực thì đương nhiên được đảm bảo trên internet. Khi kinh doanh online, các doanh nghiệp nên nhanh chóng có những hoạt động bảo vệ thương hiệu của mình ở "mặt trận" này", đại diện thương hiệu ALAISHY Việt Nam bày tỏ quan điểm.

Doanh nghiệp nhận "trái đắng" vì "quên" đăng ký nhãn hiệu

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, giúp nâng cao sức cạnh tranh cũng như vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

Tuy nhiên, thực tế tại nước ta không nhiều doanh nghiệp "mặn mà" về việc đăng ký nhãn hiệu.

Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, mỗi năm Cục nhận được khoảng 3.000 – 4.000 đơn đăng kí sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, số đơn đăng kí của doanh nghiệp Việt chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại là của doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, trong số 10% đơn đăng kí đó, số đơn đăng ký thành công của người Việt chỉ chiếm 10 – 15%, trong khi của doanh nghiệp nước ngoài, tỷ lệ này là 50%.

Việc này khiến nhiều doanh nghiệp nhận "trái đắng" khi bị "mất" thương hiệu nhiều năm xây dựng hoặc phải bỏ rất nhiều tiền mới có thể lấy lại.

bao ve thuong hieu online

 

Một số trường hợp tiêu biểu có thể kể đến như thương hiệu café Trung Nguyên bị Công ty Rice Field đăng ký bảo hộ tại Tổ chức Bảo hộ trí tuệ thế giới (WIPO). Sau 2 năm đàm phán, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu, tốn hàng trăm nghìn đô la Mỹ.

“Ông lớn” Vinataba - thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã phải chi đến 1 tỷ đồng để bảo vệ thương hiệu khi bị một công ty của Indonesia đăng ký sở hữu tại nhiều nước trên thế giới.

Theo bà Thủy Phạm - CEO thương hiệu ALAISHY Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là thực sự cần thiết và đã được công ty tiến hành ngay từ đầu khi thành lập. Bởi lẽ, bà cho rằng đây là chìa khóa để doanh nghiệp phát triển vững chắc sau này, tránh vướng phải những tranh chấp không đáng có.

"Là thương hiệu sản xuất dược mỹ phẩm, cạnh tranh rất nhiều với các tên tuổi khác nên khi thành lập ALAISHY Việt Nam, tôi cùng luật sư đã thảo luận và soạn đơn mô tả kỹ càng theo luật định. Các sản phẩm của ALAISHY đều được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ khép kín hiện đại và đạt tiêu chuẩn GMP trong sản xuất mỹ phẩm, chiết xuất từ thiên nhiên, ứng dụng và chuyển giao hoàn toàn từ công nghệ Nhật Bản nên cần có sự bảo hộ nhãn hiệu, tránh sự nhập nhèm nguồn gốc”, bà Thủy nói.

c04cf3b9c2693b376278

 Doanh nhân Thuỷ Phạm - CEO của ALAISHY nhận Cup trong sự kiện bình chọn thương hiệu

Nhờ vậy, đến nay ALAISHY Việt Nam đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, được pháp luật bảo vệ. Không chỉ trong nước, doanh nghiệp này còn đang xúc tiến đăng ký ở nước ngoài để thâm nhập thị trường quốc tế.

Không quên bảo vệ thương hiệu trên Internet

Trong thời đại công nghiệp 4.0, thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa online có vai trò quan trọng trên thương trường. Là thương hiệu mỹ phẩm với các sản phẩm như sữa rửa mặt, kem trị nám, kem dưỡng da, kem chống nắng... việc bán hàng qua các kênh thương mại điện tử càng được ALAISHY Việt Nam chú trọng. Cũng chính vì vậy, xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên mạng internet được doanh nghiệp tiến hành nhanh chóng.

"Bán hàng qua mạng có rất nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm rủi ro nhất định. Trong đó việc nhái thương hiệu, làm hàng giả, hàng kém chất lượng là nguy cơ cận kề nhất. Chính vì vậy, khi tung sản phẩm lên thị trường online, ALAISHY Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng website, đăng ký tên miền với tên thương hiệu đặc trưng", bà Thủy nói.

Thực tế cho thấy, nhờ những việc làm bài bản từ khi định hình thương hiệu, đến nay, ALAISHY Việt Nam được nhiều khách hàng nhận diện rất tốt. Tình trạng phản ánh mua phải hàng kém chất lượng, “đánh tráo” thương hiệu hầu như không diễn ra.

alaishy brand

Thương hiệu ALAISHY đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ tháng 7/2020 

Nói về vấn đề này, vị đại diện của ALAISHY Việt Nam chia sẻ thêm: "Không chỉ đăng ký tên miền là tên thương hiệu, chúng tôi còn chọn một số tên miền liên quan để tránh bị nhái. Bên cạnh đó, các tài khoản trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử đều lấy tên thương hiệu và đăng ký xác minh chính chủ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng".

Có thể thấy, xây dựng thương hiệu để khẳng định bản sắc trên thị trường thế giới và trong bối cảnh hội nhập là cách đi đúng hướng. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt cần nâng cao kỹ năng quản trị thương hiệu để có những bước tiến xa hơn, tránh lặp lại những bài học đáng tiếc.

Hoàng Lan 

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.