SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 21/09/2024
  • Click để copy

Báo động tình trạng vi phạm bản quyền thời 4.0: Nguyên nhân do đâu?

07:06, 21/12/2019
(SHTT) - Trong thời đại công nghệ 4.0, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ngày càng nhiều và trở thành vấn nạn gây nhức nhối. Vấn nạn này gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, làm mất đi tính sáng tạo nghệ thuật.

 Báo động tình trạng vi phạm bản quyền thời 4.0

Vấn đề tranh chấp bản quyền nghệ thuật bỗng trở thành hiện tượng “nóng” trong dư luận. Nổi cộm nhất ở mấy lĩnh vực nghệ thuật, như: Mỹ thuật, nhiếp ảnh và âm nhạc.

Trong lĩnh vực mỹ thuật, mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường tác phẩm nghệ thuật, vấn đề tác quyền được nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đề cập. Vì một tác phẩm nghệ thuật gốc có giá trị quá lớn dẫn đến việc mua bán, trao đổi trên thị trường cần phải có “bên thứ ba” tham gia bảo đảm cho tác phẩm nghệ thuật này.

vi-pham-ban-quyen-e1459304064452

 

Trong khi đó, theo Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc hiện nay vẫn diễn ra khá thường xuyên ở nhiều lĩnh vực có sử dụng âm nhạc, trong đó điển hình ở lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật (biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp). Trong thời gian qua có hàng trăm chương trình biểu diễn vi phạm quyền tác giả. Trong đó, có những đơn vị tổ chức những show lớn, tổ chức xong xoá tên công ty và thành lập công ty mới để “lách luật”.

Đáng tiếc, trong danh sách những chương trình vi phạm bản quyền tác giả lại có những nghệ sĩ tên tuổi, được công chúng yêu mến cả trong nước và hải ngoại.

Có thể kể đến các liveshow như "Ai cho tôi tình yêu" biểu diễn tại Đồng Nai; liveshow với 6 chương trình diễn ra tại Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lắk, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa… trong năm 2018.

Hiện tượng xâm phạm bản quyền không chỉ trong lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, sách điện tử… mà truyền hình cũng đang phải đối mặt với vi phạm bản quyền như sử dụng chương trình truyền hình mà không xin phép…

Nguyên nhân do đâu?

Về mỹ thuật, phương pháp giám định tác phẩm nghệ thuật của thị trường mỹ thuật cho đến nay vẫn khá đơn giản và thô sơ. Đó là quan sát, đối chiếu và đôi khi có cả phỏng vấn người thân. Nhìn một bức tranh có hơn 50 tuổi đời chắc chắn sẽ nhận ra sự cũ mòn của màu vẽ và chất liệu. Ngoài ra, việc hiểu biết về “biên niên sử”, phong cách sáng tạo, thói quen kỹ thuật của người sáng tác cũng cho ra những kết luận rất quan trọng. Phương pháp này đòi hỏi người giám định phải có sự hiểu biết nhất định.

Điều đó dẫn đến hệ quả những tác phẩm nghệ thuật không được “lý lịch rõ ràng” sẽ có giá trị thấp. Không ít nhà sưu tập tranh nước ngoài đã mua được nhiều tác phẩm kiểu này, khi được giám định đầy đủ và đặc biệt có sự bảo đảm của các sàn mua bán nghệ thuật uy tín, giá trị tác phẩm sẽ được đẩy lên cao gấp nhiều lần.

Theo ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm: Nguyên nhân có thể còn do sự e dè, thiếu tin tưởng của người dân. Nói cách khác, các hoạt động mua bán, trao đổi tác phẩm nghệ thuật hiện nay vẫn đứng trước nguy cơ giao dịch hàng nhái, hàng giả. Không đưa tác phẩm đi giám định xuất phát từ thói quen muốn tự giám định, song cũng có một thực tế khác nữa, đó là không muốn hoạt động mua bán này trở thành công khai, sợ phiền hà.

Dễ thấy, đây chính là kẽ hở để những tác phẩm nghệ thuật nhái, giả, copy đôi khi có giá trị rất lớn tồn tại. Về lâu dài, hiện tượng này sẽ làm giảm giá trị của thị trường nghệ thuật trong nước.

Trong khi đó, việc nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của nhiều tổ chức, cá nhân có sử dụng âm nhạc ở nước ta hiện nay cũng chưa thật sự đầy đủ và nghiêm túc.

Xu hướng phổ biến ở nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn là vì lợi nhuận mà tìm cách né tránh thực hiện nghĩa vụ xin phép, trả tiền nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Bên cạnh đó, chính sách pháp luật vô cùng bất lợi đối với các tác giả, cảnh báo nguy cơ triệt tiêu sáng tạo như quy định về áp dụng hình thức “cam kết” theo Nghị định số 15/2016/NĐ-CP và Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL; Quy định về bãi bỏ điều kiện về quyền tác giả tại hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu tại Nghị định số 142/2018/NĐ-CP.

Khi áp dụng hình thức này, các đơn vị tổ chức biểu diễn đã dễ dàng ký đơn cam kết với cơ quan quản lý nhà nước (mà không phải là cam kết với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả) để cho đủ hồ sơ, thủ tục xin cấp phép, khi diễn xong thì đơn vị tổ chức biểu diễn “làm lơ”, thậm chí thách thức, và nếu có khiếu nại, khiếu kiện thì họ làm động tác xin giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Vân Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - The Pokémon Company cho biết họ đã giành chiến thắng trong vụ kiện vi phạm bản quyền liên quan đến trò chơi di động Pocket Monster Reissue, một tựa game sử dụng trái phép nhiều nhân vật Pokémon như Pikachu, Ash Ketchum, Charmeleon và Oshawott.
Giải trí 2 ngày trước
(SHTT) - Một vụ kiện được đệ trình lên tòa án liên bang California mới đây đã tố ca khúc 'Flowers' của Miley Cyrus đạo nhạc ca khúc 'When I Was Your Man' của nam ca sĩ Bruno Mars.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Bồi thẩm đoàn tại tòa án liên bang Texas mới đây đã đưa ra phán quyết yêu cầu Samsung Electronics hải bồi thường cho một công ty công nghệ số tiền 192,1 triệu USD do có hành vi vi phạm 5 bằng sáng chế liên quan tới công nghệ sạc không dây.
Giải trí 3 ngày trước
(SHTT) - Đạo diễn người Ấn Độ - Soham Shah đệ đơn kiện Netflix, tuyên bố bộ phim "Luck" năm 2009 của ông đã bị "Squid Game" đạo nhái trắng trợn.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề xuất dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về tiền bản quyền trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, trong đó có nhiều điểm mới.