SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Bàn về vấn đề 'Chảy máu chất xám': Làm gì để giữ chân các nhà khoa học trẻ?

07:05, 04/10/2019
(SHTT) - “Chảy máu chất xám” là hiện tượng mang tính toàn cầu, nó không chỉ xảy ra ở riêng Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nhà khoa học trẻ hiện chọn cách định cư ở nước ngoài. Vậy Việt Nam cần làm gì để giữ chân người tài?

Chảy máu chất xám (tiếng Anh: human capital flight hoặc brain drain) là thuật ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua những nước khác. Mặc dù thuật ngữ ban đầu dùng để chỉ những công nhân kĩ thuật đi qua những nước khác, ý nghĩa của nó đã mở rộng thành: "sự ra đi của những người có kiến thức hoặc có chuyên môn từ một quốc gia, khu vực kinh tế, hoặc các lĩnh vực khác, vì điều kiện sống hoặc tiền lương tốt hơn".

chay mau chat xam

 

Một thực tế là, có đến 70% trong số 60.000 người đi du học muốn làm việc tại nơi mình học mà không muốn trở về Việt Nam. Lý do rất đơn giản, họ thích một môi trường làm việc văn minh với công nghệ hiện đại, phong cách làm việc thoải mái và chú trọng vào chất lượng hơn là các quy định ngặt nghèo về đồng phục, thời gian làm việc cũng như các thủ tục hành chính vất vả. Nếu trở về Việt Nam, người ta cũng có cơ hội làm việc tại các công ty dù lớn đến mấy nhưng vẫn có những bất cập, vấn đề xung đột tư tưởng, khó làm việc lâu dài. Thêm nữa, các mức lương ở nước ngoài dĩ nhiên hấp dẫn hơn nhiều so với ở trong nước. Họ ở lại, và sau khi ổn định công việc thì sẽ đón cả gia đình sang nước ngoài sinh sống.

Để giải quyết vấn đề này, chính phủ các nước đã đề ra những chính sách đãi ngộ nhằm kìm hãm tốc độ chảy máu chất xám và thu hút nhân tài trở về. Còn tại Việt Nam, nhiều chuyên gia giáo dục và các doanh nghiệp lo lắng rằng chúng ta đang sống lạc quan trong tư duy: Người tài làm việc ở nơi khác chỉ là thiệt thòi trước mắt, trong một thời gian nữa họ sẽ trở về và góp phần vào sự phát triển của nước nhà. Khi đó, chúng ta được thừa hưởng những kinh nghiệm từ họ. Thế nhưng, nếu không có chiến lược giữ chân nhân tài thì con đường để họ trở về quê nhà vẫn còn rất xa, đặc biêt là với các nhà khoa học trẻ.

mai ha 4

 PGS.TS. Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Chia sẻ về vấn đề này với PV Sở hữu trí tuệ, PGS.TS. Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: "Trong điều kiện hội nhập quốc tế, hiện tượng di động xã hội là hiện tượng bình thường, trong mọi trường hợp di động xã hội là hiện tượng tích cực. Thứ nhất là có lợi cho nhân lực trình độ cao; Thứ hai là có lợi cho quốc gia thông minh, biết thu hút và sử dụng hiệu quả nhân lực trình độ cao; Thứ ba là có lợi cho người dân của quốc gia bị mất nhân lực trình độ cao bởi nó là tín hiệu cho người dân cần có thái độ với lãnh đạo quốc gia sửa đổi ngay cách thức quản lý kinh tế, quản lý xã hội, trong đó có quản lý nhân lực trình độ cao. Người Việt Nam luôn nhận biết được tín hiệu tích cực trong nước để quyết định thời điểm trở về đất nước".

Hiện tại, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề xuất các giải pháp cho vấn đề này, trong đó được đề cập đến nhiều nhất là giải pháp về sửa đổi luật để thu hút tối đa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tiếp đến là đề xuất cải cách các quy định về thuế trong luật doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, và cuối cùng là quy định mức lương xứng đáng để giữ chân người tài.

Hải Hà

Tin khác

Khoa học Công nghệ 29 phút trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.
Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Hãng xe Mercedes-Benz vừa phát đi thông tin triệu hồi dòng xe E-Class vì lỗi bơm nhiên liệu tại Việt Nam.