SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Bản quyền và những thách thức đối với ngành phát triển trò chơi điện tử

16:43, 08/05/2022
(SHTT) - Với sự xuất hiện đại dịch COVID-19, ngành công nghiệp phát triển trò chơi điện tử đang ‘bùng nổ’ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự tăng trưởng chóng đó hiện đang đặt ra bài toán lớn khi các bộ luật Sở hữu trí tuệ luôn không thể theo kịp với đà phát triển của ngành công nghiệp này.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, trong những năm gần đây ngành phát triển trò chơi điện tử cũng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đặc biệt, với sự xuất hiện đại dịch COVID-19, ngành công nghiệp này ‘bùng nổ’ hơn bao giờ hết. Sự phát triển chóng mặt của trò chơi điện tử đang đặt ra bài toán lớn khi các bộ luật Sở hữu trí tuệ luôn không thể theo kịp với đà phát triển của ngành công nghiệp này.

Tạp chí Sở hữu Trí tuệ giới thiệu bài viết chứa nhiều kinh nghiệm quý báu của giới luật sư hàng đầu Trung Quốc, Ấn Độ đang giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trò chơi điện tử ứng phó hiệu quả với vấn nạn vi phạm bản quyền. Thông qua đó, giúp các doanh nghiệp của Việt Nam có thêm kinh nghiệm để tránh những thua thiệt đáng tiếc.

1

Sự phát triển vượt bậc của trò chơi điện tử khiến cho Luật Sở hữu trí tuệ chưa thể theo kịp 

Theo các chuyên gia, thông thường các công ty sẽ phát triển trò chơi ngay từ đầu. Họ tham gia vào toàn bộ các bước từ tạo ra ý tưởng, code và nền tảng cho phép trò chơi hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay mọi thứ đã dần thay đổi khi ngày càng có nhiều công ty phát triển trò chơi điện tử từ bỏ mô hình truyền thống để chuyển sang mô hình hợp tác với các studio quốc tế.

Điều này đã giúp tạo ra một lượng lớn ‘fan cứng’ ngay từ khi trò chơi được phát hành. Đồng thời, những sự hợp tác này cũng giúp làm tăng độ nhận diện của các tựa game phổ biến và tăng quy mô thị trường khi có các bản phát hành mới liên quan đến các tựa game phổ biến. Việc có sẵn một lượng fan hùng hậu mặt khác cũng cho phép các nhà sản xuất game tạo ra các trò chơi phù hợp với game thủ. Với những tác động tích cực nêu trên, trong những năm qua, Trung Quốc và Ấn Độ đã dần đón nhận mô hình phát triển game di động tân tiến này.

Vào năm 2011, Tencent, nhà phát triển trò chơi số 1 thế giới hiện nay, đã trả 400 triệu đô la Mỹ để mua 93% cổ phần của Riot Games, nhà phát triển của Liên Minh Huyền Thoại. Bốn năm sau, Riot Games hoàn toàn quyền thuộc về nhà phát triển game Trung Quốc. 

Tiếp đó, vào năm 2012, Tencent đầu tư 330 triệu đô la Mỹ vào Epic Games. Vào năm 2018, Tencent đã giành được phần lớn cổ phần của Grinding Gear Games. Trên thực tế, hiện có một danh sách dài các công ty mà Tencent đã đầu tư vào, bao gồm Ubisoft, Activision Blizzard, Supercell, Platinum Games, Yager, Frontier Developments, Kakao, Paradox Interactive, Fatshark, Funcom, Sharkmob và Discord.

2

 

Luật sư Mingming Yang, hội viên tại Wanhuida IP tại Bắc Kinh, cho biết: “Ngành công nghiệp trò chơi di động trên khắp thế giới và ở Trung Quốc đang bùng nổ, kéo theo đó, các nhà phát triển trò chơi cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt”.

 Ông Yang cho biết, bằng cách có được bản quyền của các ‘tài sản’ được biết đến rộng rãi, một trò chơi di động có thể thu hút sự chú ý cao và có được một số lượng lớn lượt tải xuống trong thời gian ngắn. 

Các ông lớn tại Trung Quốc như Tencent và NetEase đang đặt cược rất nhiều để có được quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm tiểu thuyết, truyện tranh, phim hoạt hình và phim ở Trung Quốc và trên toàn thế giới để phát triển các trò chơi di động như Tom và Jerry , Game of Thrones , Pokemon , Naruto và Dragon Ball.

Sự bùng nổ của trò chơi điện tử ở Trung Quốc và lời khuyên từ các chuyên gia luật bản quyền

Khi các bộ phim được chuyển thể thành trò chơi điện tử hoặc ngược lại, những thách thức về bản quyền cũng dần được đặt ra trước mắt. Luật sư Yang nhận định, sự bùng nổ mạnh mẽ của các tựa game dựa trên các tiểu thuyết hoặc tác phẩm phim ảnh nổi tiếng có thể khiến các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phải đối mặt với những thách thức từ những ‘kẻ cắp’ nhãn hiệu.

“Lấy ví dụ về bộ phim hoạt hình live-action Monster Hunt, nó từng là bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc, nhưng chủ sở hữu quyền đã gặp khó khăn trong việc phát hành game điện tử liên quan vì tên của bộ phim đã bị một đối thủ cạnh tranh về việc cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng máy tính đăng ký trước", ông Yang nói. 

3

 

Tại Trung Quốc, tên của một tiểu thuyết hoặc một bộ phim hoặc tên của nhân vật chính không được bảo vệ theo luật bản quyền, và các nhà sản xuất chỉ có thể đòi lại bản quyền bằng cách xác nhận quyền sở hữu kinh doanh”, Luật sư Yang chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, tên của một số trò chơi di động có thể không đăng ký được. Ví dụ, NetEase đã phát triển một trò chơi di động chiến thuật cực kỳ nổi tiếng tên là Onmyoji , đạt hơn 200 triệu lượt tải xuống trên toàn thế giới và đã được chuyển thể thành phim.

Nhưng khi đơn vị này nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Ying Yang Master”, tương đương với thuật ngữ tiếng Nhật là Onmyoji, thì lại bị từ chối. Nguyên nhân được cơ quan bảo hộ đưa ra là do việc đăng ký nhãn hiệu của tên này có thể mang lại tác động xã hội tiêu cực.

NetEase sau đó đã thành công đăng ký nhãn hiệu vào tháng 3/2019, gần ba năm sau khi trò chơi ra mắt, bằng cách gửi một loạt bằng chứng cho thấy rằng cái tên này đã có được ý nghĩa phụ thông qua việc sử dụng rộng rãi.

Các tài sản trí tuệ nêu trên hiện đang là thứ mà ngành công nghiệp game Trung Quốc đang rất cần. Chúng tôi đã thấy một số trường hợp thành công như Onmyoji do NetEase phát triển và Honkai Impact do Mihayo phát triển. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó dường như là không đủ. Việc mua thêm các quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài để khai thác cũng là một trong những phương pháp thời điểm giúp giải quyết các vấn đề hiện tại cho các công ty game Trung Quốc, Luật sư Fabio Giacopello, thành viên tại Công ty Luật và Sở hữu trí tuệ tại Thượng Hải cho biết.

4

 

Ông nói thêm: “Không có gì phải bàn cãi về việc nói rằng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhân vật và câu chuyện của họ là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Các tòa án Trung Quốc từ lâu đã chấp nhận quy định về quyền tác giả đối với các sân khấu biểu diễn, tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm văn học. Trong khi đó, đối với một số yếu tố mà trước đây họ cho là không có bản quyền dựa trên sự phân tách khái niệm hiện cũng được xem xét cấp quyền bảo vệ nhất đinh dựa trên luật chống cạnh tranh không lành mạnh, với điều kiện các yếu tố đó có thể được chỉ ra rõ ràng..”

Fredrick Xie, một chuyên gia luật khác tại HFG Law & IP Thượng Hải cho biết: “Trong những năm gần đây, với việc tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và sự chuyên nghiệp của các tòa án Trung Quốc, vấn đề này hầu hết đã được giải quyết. “Các công ty trò chơi hiện đã có thể bảo vệ tài sản của họ thông qua nhãn hiệu, bản quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh".

Các tòa án Trung Quốc coi trò chơi điện tử cấu thành một tác phẩm có bản quyền là một tác phẩm được tạo ra theo cách tương tự như phim điện ảnh theo luật bản quyền năm 2010 và các tòa án sẽ đưa ra các phán quyết về những vấn đề tương tự dựa trên sự giống nhau về câu chuyện, nhân vật, bản đồ, cảnh , vũ khí và quái vật, trong số những thứ khác.

Luật sư Kok Keng Lau, thành viên và là người đứng đầu bộ phận Sở hữu trí tuệ, Thể thao và Trò chơi của Rajah & Tann tại Singapore, cũng cho rằng việc sao chép hoặc nhân bản trò chơi đặt ra một thách thức đáng kể đối với các nhà phát triển trong ngành công nghiệp trò chơi di động.

5

 Luật sư Kok Keng Lau cho rằng vấn nạn ‘đạo nhái’ các trò chơi đang đặt ra thách thức lớn

Ông nói: “Việc phát triển một trò chơi ngày nay đã trở nên dễ dàng hơn với sự ra đời của công nghệ tiên tiến”. 

“Có rất nhiều chương trình và công cụ dễ sử dụng để phát triển trò chơi có sẵn trên các kho lưu trữ như Github và Ubuntu. Mặt khác, việc phát triển trò chơi di động tương đối dễ dàng và chi phí thấp cũng giúp nhà phát triển trò chơi di động dễ dàng sao chép các yếu tố của một trò chơi và biến nó thành của riêng để tạo ra doanh thu từ thiết bị di động trong khi sở hữu bản quyền của trò chơi mà họ đã nhái lại”, Luật sư Kok LKeng Lau chia sẻ.

Ông cho biết thêm: “Các trách nhiệm để giải quyết vấn đề sao chép trong ngành công nghiệp trò chơi di động hiện phần lớn được giao cho các công ty phát triển trò chơi di động để đảm bảo rằng trò chơi của họ không bị sao chép. Cả App Store và Google Play đều có hệ thống dành cho các nhà phát triển ứng dụng để báo cáo một ứng dụng bị cho rằng vi phạm quyền SHTT của họ”.

Để giải quyết những thách thức này, Lau nói rằng các công ty trò chơi di động nên chủ động trong việc phát triển một chiến lược bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả và mạnh mẽ.

Cuối cùng, ông Lau khẳng định việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng nên thực hiện theo đầy đủ các bước để đảm bảo rằng không gây ảnh hưởng tới việc người chơi tương tác với các trò chơi.

Người chơi thường quan tâm tới các tác phẩm nghệ thuật, trang web và video liên quan tới các tài sản trí tuệ trong các trò chơi di động phổ biến nhằm thể hiện sự ủng hộ của họ đối với trò chơi. 

Mặt khác, có thể có một số người sẽ khai thác tài sản trí tuệ của một trò chơi di động để tìm kiếm lợi ích thương mại cho bản thân bằng cách tạo ra các sản phẩm và nội dung riêng họ. 

Điều cần làm ở đây là phải cân bằng được việc cho phép người hâm mộ bày tỏ sự ủng hộ của họ bằng cách tạo ra các video, clip hoặc các cuộc thảo luận về trò chơi di động và ngăn họ lạm dụng tài sản trí tuệ cho mục đích thương mại”.

Những lời khuyên của chuyên gia đến từ Ấn Độ

Vasundhara Shankar, nhà sáng lập tại Verum Legal, Delhi, nhận định một trò chơi cần phải được bảo vệ ở tất cả các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ thông qua các bằng sáng chế, bản quyền và bảo hộ nhãn hiệu Chỉ bảo vệ tài sản trí tuệ của một trò chơi sẽ không đủ trừ khi chủ sở hữu tích cực thực thi các biện pháp nhằm chống lại những kẻ vi phạm thuộc bên thứ ba. Các ý tưởng mới cần được bảo vệ ngay từ khi ‘mới chớm nở’. Và cần sớm phát hiện nhưng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sớm để xử lý một cách triệt để. Đồng thời nghiên cứu xem các ý tưởng, ứng dụng, nhân vật.. của mình đã bị một bên thứ 3 nào đó đăng ký bản quyền hay chưa.

6

 

Trong khi Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn đứng đầu bảng xếp hạng thu nhập từ ngành phát triển trò chơi điện tử, thì Ấn Độ cũng đang dần ghi dấu ấn của mình trong lĩnh vực này.

Phát triển trò chơi điện tử được báo cáo đã trở thành ngành công nghiệp hàng tỷ đô la từ năm 2019. Đại dịch, mặc dù là sự kiện gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, tuy nhiên đối với ngành phát triển trò chơi điện tử, đây chính là lá bài thay đổi vận mệnh khi chỉ trong vài năm qua quy mô của nó đã được tăng lên theo cấp số nhân và ngày càng thu hút sự quan tâm của thế giới

Những bài học thành công từ việc bảo vệ thành công của các doanh nghiệp phát triển trò chơi điện tử đến từ Trung Quốc, Ấn Độ càng cho thấy vài trò của việc bảo về bản quyền từ thương hiệu, nhân vật, tính năng, tên gọi.. ở trong games hết sức quan trọng. Nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa.

Các doanh nghiệp, cá nhân muốn phát triển trò chơi điện tử ở Việt Nam ngoài việc sáng tạo ý tưởng và làm chủ quyền sở hữu trò chơi cần đảm bảo rằng họ đang tập trung vào việc bảo vệ trò chơi một cách toàn diện.

Tất cả những điều này về cơ bản đều mang ý nghĩa là chúng ta phải tăng cường các biện pháp bảo vệ chủ thể mới trong các dự án game mobile để ngăn chặn những thách thức pháp lý do sự không theo kịp của các bộ luật về bản quyền tại hầu hết các quốc gia trên thế giới./.

Lê Xuân Trường - Tạ Thị Ngọc Trang

Học viện Cảnh sát Nhân dân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
(SHTT) - Thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã kịp thời phát hiện hàng nghìn sản phẩm nhập lậu từ khu vực chợ Tân Thanh, Lạng Sơn về tuyến sau tiêu thụ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác giám sát, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội mới đây đã kịp thời phát hiện và thu giữ 7.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu 'Ăn cùng bà Tuyết'.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.