SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Bản quyền trận đấu của đội tuyển Việt Nam: Khi nào hết cảnh mua 'giá cắt cổ', bán 'rẻ như cho'?

07:19, 23/09/2019
(SHTT) - Một thực trạng chung đó là các nhà đài trong nước phải mua bản quyền phát sóng các trận đấu của đội tuyển Việt Nam từ đối tác nước ngoài với giá trên trời. Tuy nhiên việc bán bản quyền các trận đấu trên sân nhà của đội tuyển Việt Nam lại có giá rất thấp.

Nhà đài Việt chưa biết cách khai thác đối tượng khách hàng?

Dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo, bóng đá Việt Nam đã bước lên một tầm cao mới với lứa cầu thủ trẻ và tài năng, đủ sức khẳng định mình tại các trận đấu quốc tế. Cũng chính điều này đã khiến bản quyền các trận đấu của đội tuyển Việt Nam nóng hơn bao giờ hết, cả những trận thi đấu trong nước hoặc ở nước ngoài.

Để thỏa lòng mong ước của người hâm mộ, không ít lần các nhà đài Việt Nam phải vất vả và cân não mới mua được bản quyền truyền hình, mang bóng đá về cho các cổ động viên. Bởi giá bản quyền các trận đấu của đội tuyển Việt Nam ở nước ngoài khá "chát". Họ biết khai thác nhu cầu xem bóng đá của người dân Việt Nam.

luong hoang hung 1

 Bản quyền trận đấu của đội tuyển Việt Nam: Khi nào hết cảnh mua 'giá cắt cổ', bán 'rẻ như cho'?

Tuy nhiên một nghịch lý đang diễn ra là khi bóng đá về tới sân vận động Mỹ Đình, thì bản quyền truyền hình dường như lại được các đối tác trả giá rất bèo. Như vậy chúng ta đang đối diện với thực tế rằng phải mua với giá trên trời, trong khi chỉ mới có thể bán với giá cực thấp.

Tâm lý giá bao nhiêu cũng có thể mua và quyết mua cho bằng được của các đơn vị truyền thông trong nước ít lâu nay đã tạo điều kiện cho các đội tác nước ngoài tha hồ nâng giá. Cứ sự kiện sau liên quan đến đội tuyển Việt Nam thi đấu ở nước ngoài, giá bản quyền phát sóng lại tăng phi mã so với sự kiện liền trước đó, thậm chí tăng tới vài chục lần.

Nhưng điều đáng nói là các đơn vị truyền thông trong nước vẫn quyết mua, dẫn đến thực tế là các đối tác nước ngoài có cơ hội… làm giá, hét giá, thổi giá!

Cụ thể, trong tháng 10, ĐT Việt Nam sẽ đá 2 trận. Đầu tiên là cuộc tiếp đón Malaysia ở Mỹ Đình (10/10). Trận này Next Media đã mua được bản quyền. Sau đó 5 ngày, “Rồng vàng” sẽ có chuyến làm khách Indonesia (15/10).

Theo thông tin mới đây, một đài truyền hình trong khu vực đã tiếp cận để mua BQTH trận Việt Nam - Malaysia vào ngày 10/10 với mức giá được trả khoảng 15.000 USD.

Mức giá này chưa bằng 1/10 giá mà Next Media và các nhà đài Việt Nam được đối tác nước ngoài chào mời cho các trận đấu trên sân khách của đội tuyển Việt Nam.

Mặc dù trận đấu này không thể hấp dẫn bằng trận đấu với Thái Lan, thế nhưng một đối tác truyền thông xứ vạn đảo đã nhanh nhẩu chào bán bản quyền phát sóng trận đấu này với mức giá lên tới 400.000 USD (khoảng 9,2 tỉ VND). Đây là mức giá cao chưa từng có cho một trận đấu riêng lẻ của ĐT Việt Nam, bản quyền trận Thái Lan vs Việt Nam cũng chỉ dừng lại ở mức 320.000 USD.

Chia sẻ với báo chí về vấn đề này, ông Lương Hoàng Hưng, TBT Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo, kiêm Phó Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam đã đưa ra những phân tích, mổ xẻ hết sức cụ thể về chiến lược khai thác bản quyền cũng như bán bản quyền.

luong hoang hung

 Ông Lương Hoàng Hưng, TBT Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo, kiêm Phó Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam (giữa)

Ông Lương Hoàng Hưng phân tích: "Trong kinh doanh, xác định tiềm năng và đầu tư vào thương vụ sớm, mua rẻ bán cao thu để thu lợi nhuận là bình thường. Vấn đề ở chỗ khách hàng mục tiêu là ai và tiềm năng thế nào để đầu tư và chốt lời. Nếu họ biết rõ nhu cầu mình và chờ thời cơ chào giá. Nhất là biết mình chưa quyết mua và còn chờ thông tin thắng một số trận đấu mới quyết tâm mua hay không. Nếu chúng ta mua sớm các trận đấu khi chưa có các thông tin thuận, giá sẽ mềm hơn. Tất nhiên còn có yếu tố đam mê và dân số thị trường truyền hình nước đó bao nhiêu. Điều này quyết định nguồn thu của truyền hình đến từ quảng cáo. Nên khó có thể nói đắt hay rẻ nếu bỏ qua độ lớn của thị trường sản phẩm quảng cáo".

Cũng theo ông Hưng, người nắm giữ sản phẩm độc quyền luôn muốn bán với giá cao nhất, đặc biệt là với nhưng khách hàng trong "phân khúc" giá cao. Nếu chúng ta chấp nhận bán rẻ, tức là do chưa xác định được nhu cầu của đối tác thế nào, thị trường của đối tác ra sao... Malaysia dân số không phải là ít, bóng đá cũng chuyên nghiệp, nếu ta không bán rẻ, họ cũng phải chấp nhận mua cao. Quan trọng mình biết thỏa thuận thế nào.

Và một chuyện khá quan trọng của đơn vị nắm bản quyền là phải biết khai thác tối đa các khách hàng trong tầm ngắm: Có nơi bán rẻ, có nơi buộc phải giá cao vì sức ảnh hưởng của người hâm mộ và "thời điểm" họ cần phải mua, vì đội tuyển tiến sâu vào trong.

Nếu ta khai thác khách hàng quảng cáo trong nước tốt, đảm bảo lợi nhuận mục tiêu rồi, sẽ không quá lo về việc phải "bán rẻ" nữa. Có thể bán cho nhiều người rẻ chút, nhưng doanh thu và lợi nhuận vẫn đảm bảo thì vẫn chấp nhận được.

Việt Nam cần quan tâm khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong truyền thông

Cũng theo phân tích của ông Lương Hoàng Hưng, thực tế cho thấy lâu nay ta chưa quen với việc khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại, đặc biệt là lĩnh vực truyền thông.

Việc sở hữu bản quyền các tài sản trí tuệ bóng đá, trong đó bản quyền phát sóng trong bóng đá đỉnh cao là một trong những nguồn thu lớn để nuôi sống các đội bóng.

Trong các giải đấu quốc tế, ngoài việc bán vé, thì bản quyền truyền hình là nguồn thu khá lớn các ban tổ chức. Bởi thu lợi từ quảng cáo trong các trận đấu là rất lớn cho các spot quảng cáo 15s và 30s.

Các đơn vị kinh doanh truyền thông phải có chiến lược và chiến thuật tiếp thị với từng khách hàng tiềm năng để có phương thức chào giá phù hợp với nhu cầu, tiềm lực của khách hàng.

"Chúng ta cũng phải nghiên cứu họ, như họ từng nghiên cứu ta khi "hét giá" mà ta vẫn phải móc hầu bao. Ví dụ Indonesia có 270 triệu dân, nếu chúng ta kêu giá 500.000 USD bản quyền cho trận Indonesia trên sân nhà đội tuyển Việt Nam cũng không phải quá cao. Lúc đó thu quảng cáo của nhà đài tại Indonesia vẫn cân đối lợi nhuận được", ông Lương Hoàng Hưng phân tích.

Vân Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.