SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 08/12/2024
  • Click để copy

Bài học cho Việt Nam: Hàn Quốc quản lý vấn đề bản quyền như thế nào?

10:49, 23/10/2018
(SHTT) - Vấn đề vi phạm bản quyền trên Internet, truyền hình vẫn luôn là vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Vậy làm thế nào để dẹp bỏ được tình trạng vi phạm bản quyền này?

Tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam

Trong thời đại công nghệ số, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì tội phạm công nghệ cũng phát triển tương ứng. Trên môi trường số, mức độ vi phạm bản quyền diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, vì vậy việc nghiên cứu, xem xét các giải pháp ngăn chặn, hạn chế vi phạm là những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.

Lâu nay, tin tức trên báo chí, chương trình thể thao, âm nhạc, phim ảnh… có thể nói bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền.

Tại Việt Nam, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra khá công khai. Đơn cử như trong tháng đầu tiên khi VTV phát sóng bộ phim “Người phán xử” và “Sống chung với mẹ chồng”, có trên 400 kênh Facebook và YouTube phát lại bộ phim này. Tại giải bóng đá World Cup 2018, chỉ trong 2 ngày phát sóng đầu tiên, VTV đã phát hiện 700 tài khoản vi phạm. Tháng 5/2017, VTVcab bị cắt sóng giải bóng đá Champions League và Europa League do quá nhiều tài khoản YouTube tại Việt Nam phát trái phép các trận đấu trong khuôn khổ hai giải bóng đá này. Hàng loạt các website xem phim trực tuyến đưa lên các bộ phim còn đang chiếu ở ngoài rạp, gây thất thu cho các đơn vị đã mua bản quyền.

vi pham ban quyen

 

Theo báo cáo tại Hội thảo “Bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng môi trường số” được tổ chức gần đây, ước tính có 200 trang web hoạt động tại Việt Nam thường xuyên vi phạm bản quyền thể thao, phim và các games show truyền hình. Còn khảo sát của Verisite cho thấy, có tới 113 thương hiệu lớn, chính thống đang quảng cáo thường xuyên trên 50 trang web lậu lớn nhất Việt Nam.

 “Hiện 44/50 website vi phạm phổ biến nhất được hỗ trợ bởi các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo và sống bằng nguồn tiền từ quảng cáo. Nội dung quảng cáo là độc hại như trang web khiêu dâm, trò chơi điện tử ăn tiền… chiếm tỷ lệ rất cao”, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, Hội truyền thông số Việt Nam cho biết.

Có mặt tại hội thảo, ông Lee Dogoo, Trưởng bộ phận kinh doanh SBS Content Hub cho rằng, tình trạng vi phạm bản quyền không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà với mọi quốc gia.

Nhưng ông nhấn mạnh, lý do của việc tăng những nội dung trái phép chính là giá bản quyền đã tăng quá cao. Khi giá bản quyền tăng, quy mô của thị trường phát sóng "lậu" cũng lớn dần.

vi pham ban quyen 1

 

Đứng ở góc độ người dùng, bà Vũ Thị Hương Lan, Trưởng khoa Pháp luật Quốc tế, ĐH Luật Hà Nội cũng đồng tình. Bà cho rằng, một số đơn vị sở hữu bản quyền đưa ra giá quá cao và đó chính là nguyên nhân cản trở sự tiếp xúc của người xem đối với những nội dung chính thống, hợp pháp.

Bà lấy ví dụ giải đấu thể thao Asiad 2018. Vì đơn vị sở hữu đưa ra cho Việt Nam mức giá cao bất thường so với những quốc gia khác nên không ai mua được và công chúng buộc phải tìm đến những trang web vốn chưa từng được biết tới. "Không ủng hộ điều đó nhưng tôi cho rằng, rõ ràng các tổ chức có bản quyền nên xem lại", bà nói.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm vi phạm bản quyền

The ông Lee Dogoo, Trưởng bộ phận Kinh doanh trong nước của Đài SBS -  đơn vị này đã đề ra một chiến lược quản lý bản quyền bao gồm 3 phần: thứ nhất là chiến lược hệ thống hóa toàn cầu, thứ hai là chiến lược bản địa hóa và thứ ba là hợp tác quốc tế.

Các đài truyền hình trong đó có SBS đã phối kết hợp để xây dựng một hệ thống hỗ trợ liên quan đến việc phát hiện, ngăn chặn vi phạm bản quyền qua các cổng thông tin tìm kiếm.

Vào năm 2010, các đơn vị truyền thông Hàn Quốc kết hợp với YouTube áp dụng công cụ lọc nội dung DNA. Đây là một phương pháp khá hiệu quả để ngăn chặn các nội dung vi phạm trên Facebook hay YouTube. Sau 10 phút đưa nội dung lên các nền tảng mạng xã hội, bộ lọc DNA sẽ tìm và xác định được các tài khoản vi phạm, từ đó các đơn vị chức năng có thể cảnh báo hoặc gỡ bỏ ngay lập tức. Công cụ này đã phát hiện và gỡ bỏ được hơn 200 nghìn trường hợp vi phạm.

Đến năm 2012, Hàn Quốc áp dụng thêm hệ thống đăng ký trang web (webhard). Đây cũng là cơ chế mà Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Việt Nam) cũng đang muốn áp dụng. Cơ chế này yêu cầu các website chính thống phải đăng ký với cơ quan quản lý để không bị lọt vào danh sách website độc hại và bị chặn bởi các bộ lọc. Đối với Hàn Quốc, các website đăng ký với chính phủ còn phải đặt một bộ lọc nội dung để kiểm soát việc vi phạm bản quyền.

Sau khi triển khai webhard, tình trạng vi phạm bản quyền trên Facebook và YouTube ở Hàn Quốc đã giảm hẳn, tuy nhiên những kẻ vi phạm lại chuyển sang một hình thức khác là chia sẻ qua torrent. Có thể thấy cơ chế đăng ký webhard cùng việc mạnh tay xử lý các trang web đã vô tình làm bùng phát một loại hình vi phạm khác. Các cơ quan hữu trách của Hàn Quốc lúc này lại phải chuyển sang tìm và ngăn chặn các trang website chia sẻ torrent. Không chỉ những người quản trị website mà các cá nhân chia sẻ torrent cũng bị xử phạt.

vi pham ban quyen 2

 

Trong quá trình xử lý các vi phạm torrent thì lại xuất hiện thêm loại hình vi phạm mới, đó là thông qua các link nhúng. Việc xử lý các link nhúng và các link streaming nội dung vi phạm bản quyền là rất khó khăn bởi nó vượt qua khuôn khổ biên giới của một quốc gia. Do đó, Hàn Quốc cũng đang gặp vướng mắc khi xử lý các trường hợp vi phạm.

Mặc dù vậy, vào cuối năm 2017, các đài truyền hình Hàn Quốc cũng đã giành được một thắng lợi lớn trong cuộc chiến chống lại tình trạng vi phạm bản quyền. Họ đã thắng kiện các đơn vị và các chủ sở hữu website có chứa link nhúng.

Ông Lee Dogoo cũng cho biết nhờ những nỗ lực tìm kiếm các giải pháp ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền mà số vụ vi phạm có xu hướng giảm xuống, quy mô thị trường phân phối bất hợp pháp giảm từ 2,38 tỉ năm 2016 xuống còn 2,08 tỉ năm 2017, trong đó âm nhạc giảm 14,8%, phim ảnh giảm 11%, phát thanh truyền hình giảm 8,8%, xuất bản tăng 6,8% và game giảm 10,8% (nguồn: báo cáo thường niên về bảo vệ bản quyền); Và thị trường tái sinh tất cả các sản phẩm (ngoại trừ âm nhạc) đều giảm giá trị.

Vân Anh (T/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Sony Music Entertainment và một số công ty con, bao gồm Ultra Records và AWAL, đang bị Ultra International Music Publishing của Patrick Moxey tố vi phạm bản quyền.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Vào ngày 29/11 vừa qua, năm công ty truyền thông tại Canada đã đệ đơn kiện OpenAI, chủ sở hữu của ChatGPT, cáo buộc rằng công ty trí tuệ nhân tạo này liên tục vi phạm bản quyền cũng như các điều khoản sử dụng trực tuyến.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác nghiệp vụ, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện một xưởng sản xuất số lượng lớn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu “adidas và Hình” đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Giải trí 1 tuần trước
(SHTT) - Miley Cyrus mới đây đã đệ đơn phủ nhận cáo buộc hit 'Flowers' vi phạm bản quyền ca khúc 'When I Was Your Man' của Bruno Mars.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Trước những lùm xùm bị tố đạo nhái một thương hiệu trà sữa tại Trung Quốc, mới đây, founder của Bông Biêng, cái tên hot-hit khiến giới trẻ Hà Thành gần đây phải xếp hàng mua trà sữa, đã chính thức lên bài phủ nhận.
. ..