SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

Bài 2: Mỹ phẩm không tem nhãn phụ tiếng Việt tại Lamason 10K liệu có đảm bảo an toàn?

10:56, 25/03/2021
(SHTT) - Tại các cơ sở Lamason 10K hiện bày bán khá nhiều mỹ phẩm không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ, cách sử dụng, thành phần của sản phẩm. Điều này dấy lên lo ngại, liệu chất lượng của những sản phẩm này có đảm bảo?

Trong "Bài 1: Chuỗi siêu thị Lamason 10K ngang nhiên bày bán sản phẩm kém chất lượng, không tem nhãn phụ?"Sở hữu trí tuệ và sáng tạo đã phản ánh thực trạng của các cửa hàng Lamason 10K hiện nay.

Theo đó, tại các cửa hàng của chuỗi siêu thị này bày bán rất nhiều sản phẩm, từ đồ gia dụng đến đồ chơi trẻ em, phụ kiện, mỹ phẩm... Tuy nhiên bên cạnh những sản phẩm Made in Việt Nam thì siêu thị còn trà trộn rất nhiều sản phẩm không có tem nhãn phụ tiếng Việt, mập mờ về nguồn gốc khiến người tiêu dùng hoang mang.

lamason5

 

Thậm chí ngay tại 207 Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội, cửa hàng chính của Lamason 10K cũng bày bán vô vàn sản phẩm có dấu hiệu vi phạm quy định.

Đặc biệt, chuỗi siêu thị này cũng bày bán mặt hàng đang được nhiều chị em phụ nữ quan tâm chính là mỹ phẩm. Tuy nhiên đa số mỹ phẩm tại đây đều không có tem nhãn phụ, khiến người tiêu dùng không hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ, cách sử dụng, thành phần.

lamason4

 

Một điều có thể thấy rõ là các cơ sở của Lamason 10K khá hoành tráng, bày bán đa dạng các mặt hàng như kem dưỡng, sữa rửa mặt, dầu gội, dầu xả, phấn trang điểm, nước tẩy trang,…, có rất nhiều những sản phẩm được nhân viên cửa hàng khẳng định là hàng nhập khẩu nhưng lại không hề có tem nhãn hoặc tem nhãn là những dòng chữ số in đen trắng đơn giản.

Một khách hàng của Lamason 10K là chị Vân Trang (Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Với mỹ phẩm tôi thường lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên tôi nhận thấy tại Lamason 10K đang bày bán khá nhiều sản phẩm không có tem nhãn phụ nên tôi cũng không dám mua vì không biết thành phần, công dụng cũng như cách sử dụng".

lamason3

 

Vậy câu hỏi đặt ra là: Liệu Lamason 10K có thể “đảm bảo” những sản phẩm được họ bày bán là sản phẩm an toàn?

Người sử dụng sẽ ra sao nếu mua phải những mặt hàng rởm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường?

Khi có sự cố xảy ra, tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng?...

Liệu đây có phải hành vi tiếp tay cho tiêu thụ hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và cơ quan quản lý thị trường đang ở đâu khi hàng không rõ xuất xứ, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt vẫn được bầy bá công khai?

lamason2

 

lamason1

 

lamason

 

PV Sở hữu trí tuệ và sáng tạo cũng đã đặt lịch làm việc với Công ty Thương mại và Đầu tư LamaSon 10K để tìm hiểu rõ sự việc. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.

Có thể thấy, mỹ phẩm từ lâu đã trở thành “người bạn” thân thiết của nhiều cô gái, đây cũng rở thành “mảnh đất” màu mỡ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều loại mỹ phẩm được chào bán tràn lan mà người tiêu dùng như lạc vào “ma trận” của các nhãn hiệu.

Điều đáng nói, mỹ phẩm nhái bây giờ rất tinh vi, đạt đến độ tinh xảo khiến người mua hàng nếu không phải là người am hiểu về mỹ phẩm, những khách hàng bình thường sẽ rất dễ dàng “sập bẫy”.

Và thực trạng là sản phẩm “đeo” mác nổi tiếng, được bán trong những cửa hiệu nổi tiếng nhưng không có thông tin chỉ dẫn, chẳng có hướng dẫn sử dụng, bảng thành phần…

Tác hại của mỹ phẩm giả?

Không ít chuyên gia và bác sĩ đã cảnh báo về các loại mỹ phẩm giả có chứa kim loại nặng hoặc thủy ngân.

Các nguyên tố này gây biến đổi các tế bào dẫn đến u bướu hay ung thư, gây ra những căn bệnh về nội tiết tố gan, các bệnh về tim mạch, các bệnh về thần kinh và não.

Ngoài ra khi sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng da có thể sưng tấy và lở loét gây đau đớn: Da khô rát và bong tróc vẩy, những mảng da bị lột rất dày gây đau nhức và rát toàn thân.

Nguy hại nhất là gây ung thư da, suy giảm chức năng tế bào máu. Nếu bị bệnh khác kết hợp dị ứng mỹ phẩm giả có thể gây viêm nhiễm nội tạng, hoại tử dẫn đến tử vong.

Trong khi đó, chia sẻ với báo chí về tác hại của dầu gội đầu giả, TS Đặng Chí Hiền (Viện Công nghệ Hóa học, TP.HCM) cho hay, các dầu gội đầu hoạt động dựa trên sử dụng các chất hoạt động bề mặt cùng với các phụ gia, hương liệu để làm sạch tóc và da đầu. Các hãng uy tín sẽ dùng các chất đảm bảo an toàn, tinh khiết, chuyên dùng cho chăm sóc da. Do đó, quá trình sử dụng người dùng sẽ có được sự an toàn và hiệu quả.

Đối với hàng nhái, giả thì do yếu tố lợi nhuận đặt lên hàng đầu nên các chất hoạt động bề mặt hay phụ gia, hương liệu được thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm rẻ tiền.

Đặc biệt, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng chất tẩy để thay thế cho chất làm sạch vì vậy người dùng sẽ có cảm giác khó chịu khi sử dụng như cảm giác bị ăn da bởi các chất này có độ tẩy cao, không an toàn. Bên cạnh đó, những hương liệu rẻ tiền cũng có thể gây kích ứng da. 

TS. Đặng Chí Hiền cũng khuyến cáo rằng chính những chất tẩy giặt tổng hợp được đưa vào trong các loại dầu gội đầu giả chứa các gốc hóa chất độc hại như benzen nên có thể là nguyên nhân gây ung thư da.

Chính vì vậy để không mua phải hàng giả hàng nhái, người dùng nên đến những cơ sở uy tín có sự bảo hành và mua những mỹ phẩm chính hãng, hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Những người mua hàng cần phải chung tay cùng những doanh nghiệp, cơ quan quản lí để có thể phát hiện và loại bỏ ra những cơ sở, cửa hàng bán mỹ phẩm giả, mỹ phẩm nhái và kém chất lượng.

"Hàng hóa nhập lậu” gồm: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Theo Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, người có hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị áp dụng hình phạt tiền tùy từng mức độ, có thể lên đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh đó, nếu người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hoặc hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt con trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi thì có thể bị phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, tối đa có thể lên đến 200.000.000 đồng.

Hương Mi

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.