SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 01/04/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Australia tìm ra giải pháp biến nọc nhện siêu độc thành thuốc giảm đau

14:49, 21/04/2020
(SHTT) - Các nhà khoa học ở Australia đạt được bước đột phá lớn khi có thể biến nọc độc của loài nhện thành thuốc giảm đau mà không gây tác dụng phụ lên cơ thể con người.

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Christina Schroeder từ Viện Khoa học Sinh học Phân tử của UQ cho biết, cuộc khủng hoảng trầm trọng thuốc giảm đau nhóm Opioid hiện nay đang diễn ra trên khắp thế giới, do đó, nhu cầu tìm ra các loại thuốc có tác dụng giảm đau tương tự morphin, fentanyl và oxycodone là rất cần thiết.

Từ thực tế đó, Tiến sĩ Christina Schroeder cùng các cộng sự tới từ Đại học Queensland đã tạo ra một loại mini protein mới giúp giảm đau nhanh, có tên là Huwentoxin-IV, bằng cách sử dụng nọc độc của một con nhện chim Trung Quốc - một trong những loài nhện hung dữ và có nọc độc mạnh nhất thế giới.

nhen-chim

 Nọc độc của một con nhện chim Trung Quốc có thể sử dụng để điều chế thuốc giảm đau loại mạnh mà không gây nghiện hay tác dụng phụ.

"Bằng cách sử dụng phương pháp ba hướng trong thiết kế thuốc của chúng tôi kết hợp với protein nhỏ, thụ thể của nó và màng bao quanh từ nọc độc của nhện, chúng tôi đã thay đổi loại protein nhỏ này dẫn đến hiệu lực và tính đặc trưng cao hơn cho các thụ thể đau cụ thể. Điều này đảm bảo rằng một lượng vừa đủ của protein mini sẽ tự gắn vào thụ thể và màng tế bào bao quanh các thụ thể đau", tiến sĩ giải thích.

Hiện các thử nghiệm trên chuột của loại thuốc giảm đau này đã nhận được kết quả tích cực khi không gây tác dụng phụ hay gây nghiện cho các đối tượng nghiên cứu. Bà Schroeder cho biết thêm rằng loại protein mới này có tác dụng mạnh và chỉ cần một liều nhỏ để tạo ra tác dụng giảm đau. Do đó, họ hy vọng loại thuốc mới có thể là 1 trong những lựa chọn tốt nhất để sử dụng trong điều trị cho các bệnh nhân ở tương lai mà không gây nghiện hay các tác dụng phụ khác như buồn nôn, táo bón,...

Trước đó, nọc độc của loài nhện cũng được các nhà khoa học nghiên cứu để tìm ra giải pháp tận dụng chúng. Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng nọc độc từ loài nhện khổng lồ Phoneutria nigriventer ở Brazil có thể giúp chữa được chứng bệnh bất lực ở đàn ông.

Nam An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản được công bố trên Tạp chí Plos One cho thấy những em bé sống với vật nuôi như mèo hoặc chó có ít khả năng bị dị ứng thực phẩm hơn so với những em bé ở nhà không có vật nuôi.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Gã khổng lồ công nghệ Google mới đây vừa bật mí một loạt các tính năng mới đầy hứa hẹn tương tự “Chế độ đọc”, hỗ trợ học sinh mắc chứng khó đọc và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang “huấn luyện” trí tuệ nhân tạo (AI) để tái tạo những hình ảnh mà con người nhìn thấy chỉ bằng sóng não, báo hiệu một ngành công nghiệp phân tích não mới đầy tiềm năng.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/3, thương hiệu xe đạp Đức cho ra mắt 4 chiếc chiến mã xe đạp điện e-hybrid mới có thể cùng bạn tham gia mọi chặng đường từ những con đường mòn, phố xá đến các cuộc phiêu lưu du lịch, và được tích hợp nhiều tính năng tuyệt vời.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Ngày 27/3, streamer EposVox tiết lộ rằng YouTube sẽ sớm cho phép công nghệ Codec AV1 hỗ trợ phát trực tiếp chất lượng 4K ở tốc độ 60 khung hình/giây bao gồm các đề xuất về tốc độ bit cực tốt 6Mb/giây.