SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 02/12/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Apple tiếp tục bị kiện vì vi phạm bản quyền Airdrop

07:13, 07/10/2018
(SHTT) - Apple là một "đại gia" làng công nghệ chính vì vậy Táo khuyết luôn trở thành miếng "mồi ngon" trong các vụ kiện bản quyền. Mới đây, Apple lại tiếp tục bị một công ty tố cáo vi phạm bản quyền Airdrop.

Cụ thể, Apple đã bị kiện bởi một công ty mang tên Uniloc, một công ty dạng patent troll (chuyên đi đăng kí bản quyền rồi đi kiện các công ty khác). Lần này liên quan tới công nghệ chuyển file Airdrop trên các máy Mac, iOS của hãng. Đây là công nghệ cho phép tạo ra môi trường an toàn để truyền tải dữ liệu giữa hai thiết bị thông qua các kết nối không dây, bao gồm cả Bluetooth. 

Bản quyền này được cho là đứng tên Jonathan Griffiths, một nhân viên của Uniloc và đã được cấp cho hãng vào tháng 2 năm 2018, với tên chính xác là "phương pháp và hệ thống để xác nhận thiết bị điện tử". Quyền sở hữu sáng chế nói trên đã chuyển đổi qua khá nhiều chủ sở hữu, kể từ khi lần đầu đăng ký vào năm 2000. Cùng năm đó, Griffiths đã chuyển cho Philips Electronics, trước khi đơn vị này giao cho IPG Electronics 503 Limited vào năm 2009. Tới năm 2012, sáng chế tiếp tục được chuyển cho Pendragon Wireless, để rồi về tay hệ thống Uniloc vào tháng 2/2018. 

apple bi kien

 

Theo mô tả sáng chế, quy trình xác thực thiết bị ban đầu sẽ được thực hiện qua một kết nối không dây tầm ngắn (ví dụ như Bluetooth). Sau khi thao tác này được hoàn tất, hai thiết bị sẽ có thể tương tác kể cả khi không nằm trong khoảng giao tiếp của kết nối nói trên (thông qua kết nối tầm xa hơn như wifi). Các thiết bị này sau đó cũng có thể chia sẻ xác thực cho những thiết bị khác.

Về phía Táo khuyết, Apple đã công bố Airdrop vào 2011 với OS X 10.7, và đã đưa lên OS, được sử dụng để kết nối và truyền dữ liệu lớn giữa các thiết bị.

Theo đơn kiện, toàn bộ các thiết bị sử dụng AirDrop của Apple đều là bằng chứng vi phạm, bao gồm toàn bộ iPhone từ dòng 5 tới Xs Max mới nhất, iPad thế hệ thứ 4 và thứ 5, cùng với toàn bộ iPad Mini, iPad Air, iPad Pro, Macbook, Macbook Air, Macbook Pro, iMac, Mac Mini và Mac Pro. iPod thế hệ thứ 5 và iPod Touch thế hệ thứ 4,5,6 đều không ngoại lệ.

Hiện Uniloc chưa công bố số tiền mà Apple phải trả. Công ty này trước đây cũng đã kiện Apple vì Apple Maps, Apple ID, AirPlay, Apple Watch, AirPlay và nhiều công nghệ khác nữa, nên có lẽ 2 công ty cũng đã 'nhẵn mặt' nhau từ trước. Ngoài Apple thì Uniloc cũng đã kiện Microsoft, Sony, McAfee và Sega.

Mới đây, Apple cũng đã bị kiện vì vi phạm bằng sáng chế trên Facetime và iMessage.

Được biết, công ty kiện Apple trong vụ kiện trên là công ty MPH Technologies (MPH) có trụ sở tại Phần Lan. Công ty này đã kiện Apple ra Tòa án quận ở Bắc California vì vi phạm 8 bằng sáng chế liên quan đến giải pháp và hệ thống gửi tin nhắn an toàn. Theo MPH, Apple đã sử dụng công nghệ bằng sáng chế của MPH trên các dịch vụ như iMessage và FaceTime mà không hề có bất cứ một thỏa thuận nào với hãng.

Không chỉ vậy, MPH còn tố Apple áp dụng các giao thức đã được cấp phép cho MPH trên các dịch vụ VPN của hãng.

Thực tế, Apple có lẽ sẽ không phải vướng vào rắc rối này nhưng vì cách đây 2 năm, cả 2 đã không đi đến thống nhất mặc dù MPH đã liên lạc với Apple để thông báo về vấn đề bản quyền, đồng thời cả hai bên đã cùng nhau thỏa thuận các điều khoản cấp phép bằng sáng chế trong suốt 1 năm.

Vân Chi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tại Việt Nam, xâm phạm bản quyền điện ảnh trên không gian mạng đang trở thành vấn nạn, không chỉ ảnh hưởng tới doanh thu của điện ảnh nội địa mà còn làm hẹp lại cánh cửa hợp tác với quốc tế.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Sáng 22/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII, tại TP Đà Lạt đã diễn ra Hội thảo Bảo hộ bản quyền trong phát triển công nghiệp điện ảnh.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Hiện nay, môi trường số đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc tự bảo vệ quyền của các chủ thể và hoạt động của các cơ quan quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực điện ảnh.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Hội Xuất bản Việt Nam và Tiktok đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2025 nhằm quảng bá văn hóa đọc tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các hoạt động nhằm ngăn chặn nạn mua bán sách giả, sách lậu.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Theo chủ sở hữu bộ nhân vật Wolfoo, “cha đẻ” Peppa Pig là eOne (hay còn gọi là EO) đã đánh bản quyền những sản phẩm mang thương hiệu Wolfoo không nằm trong phạm vi tranh chấp bản quyền trong vụ eOne kiện Sconnect tại Tòa án cấp cao Vương quốc Anh.