SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Apple liên tiếp bị tố vi phạm bản quyền đầu năm 2021

14:13, 21/03/2021
(SHTT) - Trong 3 tháng đầu năm 2021, Apple liên tục bị tố vi phạm bản quyền và vướng vào các vụ kiện đình đám làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu và danh tiếng.

 Apple phải trả 308,5 triệu USD vì vi phạm bản quyền sáng chế

Một bồi thẩm đoàn liên bang ở Texas cho biết, Apple phải trả khoảng 308,5 triệu đô la cho Personalized Media Communications LLC (PMC) vì vi phạm bằng sáng chế liên quan đến quản lý quyền kỹ thuật số.

Thông báo này được ra sau cuộc họp của các bồi thẩm viên. Khoản tiền mà Apple phải trả dựa trên số lượng bán sản phẩm hoặc dịch vụ đã vi phạm. Trước đó, vào năm 2015, PMC đã kiện Apple sử dụng dịch vụ iTunes vi phạm bằng sáng chế của họ.

apple2

 

Apple khi đó đã kháng cáo thành công trường hợp khiếu kiện từ PMC tại văn phòng bằng sáng chế Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một tòa án phúc thẩm diễn ra vào tháng 3/2020 đã đảo ngược quyết định tại văn phòng sáng chế Hoa Kỳ, mở đường cho phiên tòa diễn ra tại Texas vừa qua.

Nhà sản xuất iPhone bày tỏ sự thất vọng đối với phán quyết của tòa án và cho biết sẽ kháng cáo. "Những trường hợp như thế này, được đưa ra bởi các công ty không sản xuất hoặc bán bất kỳ sản phẩm nào, ngăn cản sự đổi mới và cuối cùng sẽ gây hại cho người tiêu dùng", Apple cho hay.

Apple bị kiện vi phạm bằng sáng chế Face ID

Phía nguyên đơn trong vụ kiện là Gesture Technology Partners, LLC, được thành lập bởi tiến sĩ Timothy Pryor vào năm 2013. Pryor là nhà phát minh duy nhất ra các bằng sáng chế mà Apple bị kiện.

Theo đơn kiện, một loạt chức năng trên thiết bị của Apple đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm Face ID, Smart HDR, nhận dạng khuôn mặt trong ảnh, cũng như ổn định hình ảnh quang học. Điều thú vị là vụ kiện cũng chỉ ra Apple và Pryor có quan hệ đối tác trước đó.

apple1

 

Cụ thể, Apple đã mua bằng sáng chế và công nghệ từ Pryor trong quá khứ, bao gồm cả danh mục bằng sáng chế của ông ấy cho cảm ứng đa điểm vào năm 2010. Bằng sáng chế này sau đó đã hỗ trợ Apple trong việc xác nhận danh mục đầu tư cảm ứng đa điểm trong cuộc chiến với HTC.

Đơn khiếu nại nói rằng Pryor đã liên hệ với Apple về các vấn đề cấp phép bằng sáng chế dựa trên máy ảnh. Apple đã phản hồi Pryor nhưng không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tránh vi phạm. Do đó, vụ kiện cáo buộc Apple đã trực tiếp và cố ý vi phạm các bằng sáng chế này.

Bản thân các bằng sáng chế này bao gồm nhiều loại công nghệ đã được cấp bằng sáng chế, bao gồm “hướng dẫn và tương tác dựa trên camera” và “cảm biến dựa trên camera trong thiết bị cầm tay, di động, chơi game hoặc các thiết bị khác”.

Maxell tiếp tục kiện Apple về FaceTime và các tính năng khác của iPhone

Nội dung đơn kiện cáo buộc Apple vi phạm 12 bằng sáng chế thông qua FaceTime và các tính năng chụp ảnh của iPhone, iPad và các phần cứng khác.

apple3

 

Đây không phải là lần đầu tiên Maxell kiện Apple, công ty đã cố gắng làm điều tương tự vào năm 2019 và 2020 để chống lại nhà sản xuất iPhone. Cũng như các vụ kiện trước đó, Maxell tin rằng một số bằng sáng chế mà hãng kiểm soát đang bị Apple lạm dụng và họ muốn được bồi thường.Phía Maxell đã liệt kê danh sách các bằng sáng chế cáo buộc Apple vi phạm như sau:

Liên quan đến các bằng sáng chế trước đó, 5 bằng sáng chế đầu tiên trong danh sách tập trung vào các khiếu nại vi phạm của họ đối với khả năng của FaceTime.

Các bằng sáng chế về khả năng cân bằng trắng của phần mềm máy ảnh của Apple trong việc thiết lập cân bằng trắng của hình ảnh.

Tiếp theo là bằng sáng chế Mobile Terminal bao gồm việc mở khóa thiết bị di động.

Bằng sáng chế đề cập đến tính năng nhận dạng khuôn mặt sử dụng trong album People của ứng dụng Photos.

Hai bằng sáng chế Radio handset and position location system dẫn chứng dịch vụ Location Services của Apple đang vi phạm sáng chế.

Cuối cùng, bằng sáng chế 372 bao gồm các hệ thống quản lý quyền kỹ thuật số, một tính năng của các cửa hàng và dịch vụ dựa trên nội dung của Apple.

Minh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.