SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Apple bị kiện vì vi phạm bằng sáng chế và luật chống độc quyền

10:58, 06/10/2019
(SHTT) - Nhà phát triển ứng dụng email có tên Blue Mail cáo buộc việc Apple mới đây cho ra mắt tính năng “Sign in with Apple” đã vi phạm các bằng sáng chế của họ.
apple

Tính năng “Sign in with Apple” bị cáo buộc vi phạm các bằng sáng chế của BlueMail. Ảnh: David Paul Morris/Bloomberg 

Được biết, BlueMail ra mắt năm 2015 và đã được cài đặt bởi khoảng 10 triệu người dùng trên toàn thế giới. Năm 2017, BlueMail đã được giới thiệu trong một phân đoạn trên Today Show. Ứng dụng này cho phép người dùng tạo và sử dụng các địa chỉ email ngẫu nhiên. Họ có thể dùng ứng dụng để gửi email qua lại mà không cần người ở đầu bên kia biết địa chỉ email thực sự của người sử dụng ứng dụng đó.

Về phía Apple, tính năng đăng nhập mới của hãng này cũng cung cấp chức năng tương tự. Người dùng “táo khuyết” có thể tạo tài khoản internet mới bằng thông tin đăng nhập Apple của mình. Trong quá trình này, họ có thể tạo địa chỉ email ngẫu nhiên thay vì chia sẻ địa chỉ thực tế của mình với các công ty bên ngoài. Email đến địa chỉ ngẫu nhiên được Apple chuyển tiếp đến địa chỉ thật và người dùng có thể chọn dừng nhận thư từ địa chỉ ngẫu nhiên. Chẳng hạn trong trường hợp họ nhận được quá nhiều thư rác.

Nhà phát triển Blue Mail không tuyên bố họ là công ty đầu tiên có ý tưởng về các địa chỉ email được giấu kín bởi có nhiều nhà phát triển khác cũng cung cấp tính năng tương tự. Tuy nhiên, họ cáo buộc Apple đã sử dụng phương pháp được cấp bằng sáng chế của mình để làm điều mà Blue Mail nói là mới lạ và thân thiện với người dùng.

Họ cho biết vào tháng 8 năm 2018, ngay sau khi cho ra mắt tính năng “chia sẻ ẩn danh” của mình, ứng dụng của họ trong App Store của Apple đã không còn được phổ biến.

Vụ kiện không cung cấp bất kỳ bằng chứng cụ thể nào cho thấy Apple cố tình gây tổn hại đến các bản tải xuống của BlueMail. Theo tính toán của Sensor Tower, mức độ phổ biến của Blue Mail đạt đỉnh vào năm 2016 và suy giảm vào năm 2018. Tuy nhiên, Blue Mail đã đưa ra lý do hợp lý rằng: Apple đã lên kế hoạch ra mắt một tính năng tương tự trong vòng chưa đầy một năm.

Sau đó, vào tháng 5 năm 2019, Blue Mail đã ra mắt một ứng dụng trên máy tính để bán cho Mac. Theo đó, ứng dụng này đã có mặt trên bảng xếp hạng của App Store trước khi nhận được email từ Apple, thông báo cho Blue Mail rằng họ đã vi phạm các điều khoản dịch vụ của Apple. Ứng dụng này là spam, hoặc nó quá giống với các ứng dụng khác.

Blue Mail tuyên bố rằng khách hàng của Apple sẽ có ít khả năng cài đặt một ứng dụng trên máy tính Mac của họ nếu nó không có sẵn trên App Store được tích hợp sẵn của Apple. Vụ kiện trích dẫn cảnh báo bảo mật mà Apple đưa ra cho những khách hàng cố gắng cài đặt ứng dụng bằng cách tải xuống phần mềm bên ngoài App store.

Phía Blue Mail đã thúc giục Apple cho biết thêm thông tin chi tiết về lý do tại sao ứng dụng này bị cấm trên Mac App Store. Apple đã hồi đáp rằng BlueMail giống với một ứng dụng thư khác có tên TypeApp. Tuy nhiên, ứng dụng đó cũng thuộc sở hữu của công ty mẹ Blue Mail, và họ đã ngừng cung cấp ứng dụng này trên App Store.

Trong động thái đáp trả của mình, Blue Mail đã đưa ra câu hỏi làm thế nào nó có thể quá giống với TypeApp, khi TypeApp không còn trong App Store.

“Ông lớn” Apple đáp lại rằng sau khi xem xét và cân nhắc thêm, họ đã phát hiện ra ứng dụng của BlueMail vẫn không tuân thủ các nguyên tắc của mình và đã xóa ứng dụng này khỏi App Store.

Vụ kiện mở ra hy vọng về sự cạnh tranh công bằng hơn trong lĩnh vực công nghệ điện tử. Trước đây, trong khi một số nhà phát triển phàn nàn rằng Apple mượn ý tưởng của họ và cạnh tranh không công bằng, thì hiếm khi các nhà phát triển phần mềm đối đầu với Apple. Thường sẽ chỉ có các tập đoàn lớn dám làm điều đó, điển hình như dịch vụ phát nhạc trực tuyến Spotify, vào đầu năm nay đã báo cáo lên Liên minh châu Âu rằng Apple sử dụng nền tảng của họ để ưu tiên dịch vụ âm nhạc của riêng mình.

Nhưng thời thế đang thay đổi. Các công ty công nghệ lớn nhất, bao gồm Apple, đang bị các nhà lập pháp và các nhà quản lý xem xét kỹ lưỡng về cách họ duy trì sự thống trị thị trường. Các nhà lập pháp Hạ viện hồi tháng trước đã đưa ra các yêu cầu tài liệu sâu rộng cho các đại gia ở Thung lũng Silicon, bao gồm cả Apple, với hy vọng làm sáng tỏ các hoạt động cạnh tranh của họ. Chẳng hạn, Apple được yêu cầu lật lại thông tin về cách họ quyết định ứng dụng và tính năng nào sẽ sao chép và tại sao. Sự kiểm soát kỹ lưỡng này có thể sẽ thúc đẩy sự vươn lên của một số đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn của các hãng công nghệ lớn.

Thúy Hằng

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.