SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

An toàn sức khỏe thời COVID-19 và nỗi lo rác thải y tế

10:54, 08/05/2020
(SHTT) - Đại dịch COVID-19 bùng phát đã tạo nên một văn hóa mới trên khắp thế giới - tăng cường sử dụng sản phẩm dùng 1 lần. Điều này rõ ràng là cần thiết để đảm bảo an toàn cho mỗi người, đồng thời nó cũng gia tăng áp lực đối với việc xử lý rác thải trên khắp thế giới.

Đại dịch COVID-19 đang khiến cho những sản phẩm làm từ nhựa để phục vụ công tác phòng chống, xét nghiệm và chữa bệnh trên toàn cầu tăng vọt. Đồng thời, các nhà sản xuất trên khắp toàn cầu cũng tăng cường sản xuất các thiết bị bảo hộ y tế cá nhân như khẩu trang, găng tay, quần áo, tấm che giọt bắn để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Không chỉ tăng cường sản xuất các sản phẩm nhựa sử dụng trong y tế, các sản phẩm nhựa dùng 1 lần tại khi mua bán cũng dần được khuyến cáo sử dụng trở lại để đảm bảo an toàn và hạn chế lây nhiễm chéo tại cộng đồng có dịch tại nhiều quốc gia khác nhau.

Giới chức các nước đã tạm ngừng hoặc thu hồi một số lệnh cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần, coi đây là một biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Tại Anh, quy định tính thêm phí đối với túi nilon tạm thời không có hiệu lực. Một số bang tại Mỹ như Maine cũng tạm ngừng lệnh cấm sử dụng túi nilon. Các nhà bán lẻ, trong đó có chuỗi cửa hàng Starbuck, cấm các sản phẩm tái sử dụng.

Tháng 3, Hiệp hội ngành nhựa thậm chí đã gửi một bức thư cho Bộ Y tế Mỹ, yêu cầu cơ quan này “đưa ra thông báo chính thức về những lợi ích cho sức khỏe con người khi sử dụng đồ nhựa dùng một lần”. Đại dịch đang “buộc nhiều người Mỹ, các cơ sở kinh doanh và quan chức chính phủ nhận ra đồ nhựa dùng một lần là sự lựa chọn an toàn nhất”, tổ chức nhấn mạnh.

Mặc dù những động thái trên được đánh giá là cần thiết để nâng cao mức độ bảo vệ cho sức khỏe cộng đồng tại thời điểm dịch bệnh bùng phát và vẫn đang có xu hướng diễn biến phức tạp hiện nay, nhưng khi xét về lâu dài, điều này sẽ là một áp lực lớn đối với việc bảo vệ môi trường.

Hiện vẫn chưa có tính toán chính xác về tổng lượng chất thải y tế trên toàn cầu từ khi COVID-19 trở thành đại dịch, nhưng thông tin từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đều cho thấy sự gia tăng chóng mặt so với trước đó.

Theo tin tức trên tờ The Verge, chỉ tính riêng tại Vũ Hán (Trung Quốc), nơi khởi phát dịch bệnh, lượng rác thải y tế tại các bệnh viện đã tăng gấp 6 lần so với trước khi khủng hoảng xảy ra, ước tính mỗi ngày có tới 240 tấn rác. Đó chỉ là con số tại các bệnh viện ở một thành phố 11 triệu dân của Trung Quốc.

235c207d353edc60852f

 

Theo báo China Economic Daily, Vũ Hán thời điểm đỉnh dịch đã gấp rút xây dựng thêm các nhà máy xử lý chất thải y tế gần các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện dã chiến với năng lực xử lý lần lượt là 9, 15 và 4 tấn rác lâm sàng mỗi ngày. Tổng cộng có 17 cơ sở lưu trữ tạm thời chất thải y tế với tổng sức chứa 1.000 tấn ở Vũ Hán.

Trong khi nhà chức trách phải chuyển một số rác thải y tế tại Vũ Hán sang các thành phố lân cận để đốt, họ cũng cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ từ các công ty xử lý chất thải trên khắp Trung Quốc. Một số lò đốt rác di động được sử dụng trong dịch SARS được đưa tới Vũ Hán để giải quyết núi rác tại đây.

Các quốc gia khác trong thời điểm COVID-19 vẫn đnag hoành hành cũng đã và đang phải tận dụng hết công suất các cơ sở xử lý rác thải sẵn có. Thậm chí, các nước này đã phải xây thêm nhiều nhà máy xử lý rác thải mới tại các địa phương, đồng thời tăng cường thêm các cơ sở xử lý rác thải lưu động để có thể kịp thời ứng phó với diễn biến mới.

AFP dẫn lời ông Joël Keller, Giám đốc một nhà máy xử lý rác thải y tế ở miền đông Pháp, cho hay mọi thứ đều phải tăng gấp đôi, gấp 3 từ năng lực xử lý, số nhân viên cho đến máy móc.

Tại Việt Nam, vấn đề xử lý rác thải y tế trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát cũng được các  cơ quan chức năng chỉ đạo và giám sát thực hiện chặt chẽ thông qua các quy định và biện pháp xử phạt cứng rắn.

Tuy các nước vẫn đang cố gắng hết mình để vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng vừa hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh tới môi trường nhưng đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng.

Để thực hiện được nhiệm vụ kép này sẽ đòi hỏi không chỉ những nỗ lực của các nhân viên môi trường và giới chức tại các nước mà chính các công dân cũng cần đóng vai trò lớn để vượt qua.

Bình An

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Chiều ngày 24/4, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản yêu cầu UBND huyện Thanh Trì và Công an Thành phố vào cuộc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh việc hành hung nhà báo tác nghiệp tại huyện Thanh Trì.
Tin tức 3 giờ trước
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khó đáp ứng được những tiêu chí khắt khe trong khi nhóm 3 đối tượng vay vốn từ nguồn Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đứng trước cơ hội nắm được “phao” vốn khơi thông điểm nghẽn nguồn lực.
Tin tức 3 giờ trước
Hội Nữ trí thức Việt Nam – Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Khởi nghiệp phối hợp trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng - khai mạc lớp tập huấn về “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và đàm phán hợp đồng chuyển giao khoa học công nghệ thành công".
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.
Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên Khoáng sản và Xây dựng Việt Nam - Mining Vietnam 2024 đã chính thức được khai mạc tại Hà Nội.