SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

Ấn Độ chấp thuận bằng sáng chế đối với bông biến đổi gen

07:29, 27/01/2019
(SHTT) - Tập đoàn Bayer vừa nhận được tin mừng khi tòa án Tối Cao Ấn Độ đã đưa ra phán quyết mới, công nhận quyền sở hữu hợp pháp về bằng sáng chế đối với hạt giống bông biến đổi gen.
bong

 Cây bông trồng tại Ấn Độ

Phán quyết này là một tin tốt với Bayer sau khi sát nhập với Monsanto, khi tập đoàn này có thể phải đối mặt với nguy cơ mất doanh thu do không được công nhận quyền sở hữu bằng sáng chế đối với các giống cây của họ tại Ấn Độ. May mắn thay, tình thế đảo ngược, phán quyết trước đó của Tòa án cấp bang Delhi cho rằng các mặt hàng như hạt giống, cây trồng và động vật không thể được cấp bằng sáng chế đã bị bãi bỏ.

Sự kiện này cũng tạo thêm động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng về tính hợp lệ của các bằng sáng chế được chuyển giao cho các công ty ở Ấn Độ. Phán quyết cũng tiếp tục thúc đẩy các công ty về công nghệ sinh học khôi phục lại các kế hoạch mở rộng thị trường đang bị trì hoãn do những quy định hạn chế mà Chính Phủ và các tòa án địa phương thực thi trong những năm gần đây cho mảng kinh doanh này.

canh-dong-bong-an-do

 

Ấn Độ là đất nước sản bông vải lớn nhất thế giới. Cây bông là nguồn thu nhập chính của 60 triệu người dân nước này. Chính thức thương mại từ năm 2000, sau gần 10 năm canh tác, bông biến đổi gen đã đem về cho nông dân Ấn Độ hơn 5,1 tỉ đô la Mỹ nhờ thu nhập từ sản lượng tăng gấp đôi và giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Phán quyết của Tòa án Tối cao đã góp phần thúc đẩy các công ty về công nghệ sinh học khôi phục lại các kế hoạch nghiên cứu và mở rộng thị trường đang bị trì hoãn trong những năm gần đây. Đồng thời, tạo thêm động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng về tính hợp lệ của các bằng sáng chế được chuyển giao cho các công ty ở Ấn Độ.

Các nghiên cứu kinh tế xã hội tiến hành trong nhiều năm đã khẳng định rằng bông vải biến đổi gen tiếp tục mang nhiều lợi ích đáng kể về kinh tế nông nghi nghiệp, kinh tế, môi trường và các phúc lợi cho người dân và xã hội.

863e1293bad2538c0ac3

 

Theo báo cáo mới nhất về vai trò của bông vải biến đổi gen tại Ấn Độ được đăng tải trên PLOS ONE cho thấy bông vải biến đổi gen không chỉ góp phần thay đổi ngành sản xuất này mà còn góp phần cải thiện an ninh lương thực tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này. Nhờ ứng dụng bông vải biến đổi gen, Ấn Độ đã giảm được tư 15% - 20% tình trạng mất an ninh lương thực cho các hộ gia đình tham gia vào ngành sản xuất này.

Bông vải biến đổi gen không trực tiếp sản xuất ra thực phẩm nhưng chính nhờ nguồn thu nhập tăng thêm ổn định này mà người dân Ấn Độ đã có thể trang trải cho các khoản chi cho thực phẩm cho gia đình.

Bên cạnh đó, Trung Quốc vừa phê duyệt nhập khẩu 5 loại giống chuyển gen (GMO) trong chuỗi đàm phán thương mại Mỹ Trung diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là một bước tiến đáng chú ý sau 18 tháng Bắc Kinh trì hoãn việc phê duyệt. Động thái này kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường mua bán hạt giống và giảm bớt áp lực mở rộng thị trường của Hoa Kỳ cho nhiều mặt hàng nông sản hơn.

Thuý Hằng

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Viatris, tập đoàn dược phẩm và chăm sóc sức khỏe toàn cầu của Mỹ, mới đây đã thành công chứng minh phiên bản thuốc hạ huyết áp của họ không vi phạm bằng sáng chế của Johnson & Johnson.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.