SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Ẩm thực đường phố Sài Gòn: Quán cà phê vợt hơn 60 năm chưa nghỉ 1 ngày

18:00, 24/04/2022
Với tuổi đời hơn 60 năm, quán cà phê vợt trong hẻm 330 đường Phan Đình Phùng là điểm hẹn thân thiết của nhiều thế hệ khác nhau sinh sống ở Sài Gòn.

>>> Món ăn đường phố Sài Gòn: Trứng lòng đào và yaourt Cô Béo

>>> Món ăn đường phố Sài Gòn: Vì sao Bánh mì Huỳnh Hoa giá 'trên trời' vẫn đắt khách?

"Ở đây mình có thể gặp được những người Sài Gòn đúng chất cùng với sự thân thiện, nhiệt tình và phóng khoáng. Dù bạn là ai, làm nghề nghiệp gì chỉ cần đến đây, uống cà phê và có thể nói chuyện thoải mái với nhau như những người bạn đã thân thiết. Cà phê vợt làm mình càng hiểu và yêu Sài Gòn", bạn Ngọc Tuân, 21 tuổi chia sẻ.

Quán cà phê của những kỷ niệm cũ

vot 1

 Quán nằm trong con hẻm 330 Phan Đình Phùng, Quận Phú Nhuận.

Nằm trong con hẻm 330 Phan Đình Phùng, Q. Phú Nhuận, Cà phê Vợt với tuổi đời trên 60 năm, là một trong những quán cà phê lâu đời tại TPHCM thu hút rất nhiều khách với phong cách tự phục vụ. Đặc biệt là những vị khách thích thưởng thức cà phê đậm đà nguyên chất của Việt Nam. Quán cà phê Vợt có mặt bằng khá nhỏ, cùng cách bài trí đơn giản, xưa cũ. Điểm đặc biệt của quán là vẫn giữ được những hình ảnh cũ, đơn giản, xen lẫn một chút hiện đại của Sài Gòn hoa lệ.

Bạn sẽ được thưởng thức một ly cà phê với hương vị bình dị của quá khứ với giá chỉ từ 17.000 đồng.

Chủ quán là bà Phạm Ngọc Tuyết và ông Đặng Ngọc Côn, tuổi đời đã vượt quá 70, mọi người thường gọi thân mật là cô Ba và chú Ba.

vot3

Cô Ba pha cà phê cho khách một cách cẩn thận và tỉ mỉ.

Theo lời kể của cô Ba, xe cà phê trước đây là của ba cô và nó có từ thời Pháp thuộc. Từ đó đến nay đã hơn nửa thế kỷ nhưng hương vị cà phê độc đáo này vẫn được gìn giữ nhờ cách pha chế do người cha truyền lại. Trừ giai đoạn phải đóng cửa tạm ngưng vì dịch Covid-19, còn lại quán chưa từng nghỉ bán một ngày.

Tuổi đời của quán có khi đã lớn hơn gấp hai, gấp ba hoặc bằng số tuổi người khách mà quán phục vụ. Thế nhưng, khi đến đây, dường như tuổi tác là thứ đã rơi vào quên lãng. Chỉ còn lại những tâm hồn đồng điệu, nhâm nhi, trò chuyện bên ly cà phê.

vot4

Chiếc vợt thiếc - một hình ảnh quen thuộc của Sài Gòn xưa.

Tại đây, người ta sẽ được thấy cách pha cà phê hết sức đặc trưng của người Sài Gòn xưa. Không dùng phin pha mà cho vào một túi vợt dài chừng 25 cm, đường kính miệng khoảng 10 cm, sau đó đổ nước sôi rồi đun cafe liên tục bằng bếp than. Khi có khách uống, cafe được rót ra ly nhỏ đã tráng nước sôi cho nóng. So với cách pha truyền thống, cách này giúp giữ được hương vị cà phê, hơi nóng nồng giúp hương được giữ lâu.

vot6

Các bạn trẻ tới thưởng thức cà phê, ngồi chật con hẻm

Quán đông nhất vào mỗi sáng sớm và chiều tối, khách quen thường ghé làm một ly trước khi đi làm, hoặc bạn bè hẹn gặp nhau cùng hàn huyên trò chuyện vào mỗi tối. Quán không chỉ là điểm yêu thích của các bậc cao niên mà còn là nơi ghé thăm của các bạn trẻ yêu mến tìm hiểu khám phá văn hóa Sài Gòn xưa.

Bạn Lệ Hằng (Quận 12) cho biết: "Mình thường đến đây để thưởng thức ly cà phê thơm nồng, beo béo vị sữa đặc, để được ngồi nhìn Sài Gòn yên bình khác hẳn với sự ồn ào, náo nhiệt. Không gian quán gợi cho mình cảm xúc về những điều bình dị, xưa cũ. Mình thấy cô chú làm rất chuyên nghiệp, nhanh và cực kỳ gọn gàng".

Ngồi thưởng thức cà phê, bạn sẽ thấy một bên tường được cô chú treo các bài báo từng viết về quán cùng những tấm ảnh kỷ niệm. Bên chiếc xe đẩy chất đầy các món đồ nghề pha cà phê như: ly tách, ấm trà, những vạt khói toả ra từ thùng nước sôi đặt trên bếp than và không thể thiếu chiếc vợt – nơi bắt nguồn cho những hoài niệm của ly cà phê này.

vot7

Ly cà phê vợt thường không có độ sánh đặc như pha phin, nhưng có mùi thơm lâu và vị đăng đắng đậm đà 

Nét đặc trưng cho văn hóa của Sài Gòn xưa

Cà phê vợt Sài Gòn còn được biết đến với những cái tên khác như cà phê bít tất, cà phê kho, được đặt tên theo dụng cụ dùng để pha chế ra nó. Bắt đầu du nhập vào Sài Gòn vào đầu thế kỷ 20 nhờ những người dân lao động gốc Hoa tại Quận 5, cà phê dần lan tỏa trong văn hóa cà phê phố thị.

Cho nên có thể nói cà phê vợt là sự giao thoa giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Sài Gòn. Ngay từ khi xuất hiện, cà phê vợt đã được người Sài Gòn đón nhận nồng nhiệt. Người ta thường bắt gặp những hình ảnh các quán cà phê vợt chật kín khách trên khắp các con đường Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ngày ấy, cà phê phin chỉ dành cho tầng lớp trung lưu. Cà phê vợt là thức uống của những người dân lao động bình dị, không có thời gian ngồi chờ đợi ngắm nhìn từng giọt cà phê nhỏ xuống trong chiếc phin nhỏ. Cà phê vợt mang đến cho họ sự tiện lợi, uống thật nhanh cốc cà phê mùi khen khét, nhạt nhòa và rồi lại quay lại với bộn bề cuộc sống. Và cứ như thế, hương cà phê vợt từ đó len lỏi và ngấm dần vào thói quen và ký ức của người Sài Gòn.

Nguyễn Trang

Tin khác

Thương hiệu 10 giờ trước
Sinh Viên Kinh Tế TPHCM (https://sinhvienkinhtetphcm.com/) là website chuyên về kiến thức kinh tế, hướng đến việc cung cấp thông tin hữu ích và đa dạng cho sinh viên ngành kinh tế.
Thương hiệu 11 giờ trước
(SHTT) - Tại Diễn đàn chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa với chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” vừa được tổ chức, BIDV đã cùng các chuyên gia, diễn giả đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp.
Thương hiệu 11 giờ trước
(SHTT) - Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
Thương hiệu 11 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Lễ công bố Thương hiệu mạnh Quốc gia năm 2024, Công ty Cổ phần quốc tế Kuscheln đã vinh dự nhận được giải thưởng "Top 10 Sản phẩm - Dịch vụ tin dùng 2024".
Thương hiệu 11 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 21/04/2024 tại Nhà hát Quân đội TP. Hồ Chí Minh, thương hiệu Syrup HODULIN và Dạ dày SUMANGEL của Công ty Cổ Phần Thương mại Dưỡng Nhân được Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Hà Nội trao tặng danh hiệu Top 10 Thương hiệu mạnh quốc gia năm 2024.
Liên kết hữu ích