SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 23/03/2024
  • Click để copy

Ai là người sáng chế ra chiếc bút bi đầu tiên?

06:44, 25/09/2018
(SHTT) - Chiếc bút bi đầu tiên được cấp bằng sáng chế cho ông John Laud vào ngày 30/10/1888. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.

Trong các loại đồ dùng, vật dụng trong đời sống, có lẽ chiếc bút bi là loại vật dụng được sử dụng nhiều nhất. Hằng ngày, hầu như mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh đều cần đến nó và có thể nói, nó như 1 người bạn thân thiết gắn bó với con người. Mặc dù, được con người sử dụng đến nỗi rất thân quen như những người bạn chân thành nhưng chưa chắc ai cũng biết đến nguồn gốc ra đời của chiếc bút bi là như thế nào.

Được biết, người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888. Bút của Loud có một bi thép nhỏ, được giữ chặt bằng khung thép. Mặc dù nó có thể được sử dụng để đánh dấu trên các bề mặt thô như da, nhưng nó là quá thô để có thể viết chữ. Do không được thương mại hóa, tiềm năng bút của Loud đã không được khai thác và bằng sáng chế cuối cùng đã hết thời hạn bản quyền.

Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó. 

but bi 1

 Laszlo Biro

Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938, cũng tại năm đó một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại.

Để hoàn thiện dụng cụ làm việc của mình là chiếc bút bi, Laszlo Biro đã gọi người em trai của mình là George cùng giúp sức. George là một nhà hóa học đã quyết định thử nghiệm tạo ra loại mực lý tưởng không bị chảy. 

Năm 1943, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Sản phẩm này đã được tổng thống Argentina rất quan tâm và ông đề nghị anh em nhà Biro mở nhà máy sản xuất bút bi ở đất nước của mình. Tại đây, dưới sự bảo trợ của tổng thống, họ đã tranh thủ được sự ủng hộ của một số nhà đầu tư và bắt đầu vào việc sản xuất bút bi.

Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.

Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Mỹ là Milton Reynolds cũng thấy một chiếc bút Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10 năm 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 đôla Mỹ thời đó (bằng khoảng 130 đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.

but bi

 Quảng cáo bút bi của hãng Biro tại Argentina, năm 1945

Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa.

Năm 1950, Marcel Beek đã mua lại bằng sáng chế của Laszlo Biro và hiện đại hóa phát minh của mình một cách nghiêm túc. Để sản xuất ra những chiếc bút bi của mình ông đã dùng phương pháp xử lý kim loại rất chính xác của Thụy Sỹ để viên bi trong bút chỉ có đường kính là 1mm. Loại bút bi Bic ra đời mảnh hơn, mực in của nó không rò rỉ và không để lại vết đọng trên giấy. Ngoài ra, Beek đã làm thêm nắp đậy và có thể thay ruột bút với chi phí bằng giá của chiếc bút. Trong suốt lịch sử sản xuất bút bi, Marcel Beek đã đưa ra một loạt thiết kế sáng tạo khác nhau nhưng bản gốc vẫn là đơn giản nhất và luôn là nguồn doanh thu chính.

Beek rút gọn tên của chính ông thành thương hiệu Bic năm 1953, và đây trở thành thương hiệu bút bi được biết đến trên toàn cầu hiện nay. Bút Bic vật lộn trên thị trường cho đến khi công ty đưa ra chiến dịch quảng cáo "Viết lần đầu tiên, cũng như mọi lần!" trong những năm 1960. Sự cạnh tranh trong giai đoạn này khiến cho giá bút bi giảm đáng kể.

Vân Anh (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Viatris, tập đoàn dược phẩm và chăm sóc sức khỏe toàn cầu của Mỹ, mới đây đã thành công chứng minh phiên bản thuốc hạ huyết áp của họ không vi phạm bằng sáng chế của Johnson & Johnson.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.