SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 28/03/2025
  • Click để copy

6 yếu tố tác động lạm phát cuối năm

12:56, 04/07/2024
Ông Nguyễn Đức Độ Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng, ngoài ẩn số từ các mặt hàng được điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường, áp lực lạm phát 6 tháng cuối năm 2024 không quá lo ngại nếu nhìn nhận 6 yếu tố tác động.

Thứ nhất, mặc dù nền kinh tế đang phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt mức 6,42% và dự báo cả năm có thể đạt mức 6,5% nhưng xét cả giai đoạn 2020-2024, GDP chỉ tăng trung bình khoảng 5%/năm, thấp hơn mức trung bình 6,1% của giai đoạn 2014-2024.

"Tức là nền kinh tế trong năm 2024 vẫn đang hoạt động ở dưới mức tiềm năng", ông Độ nêu rõ.

Lam-Phat

 

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng trong giai đoạn 2020-2024 luôn ở mức thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP, khoảng 3,9%/năm.

Nói cách khác, cầu tiêu dùng vẫn còn yếu. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc tiêu thụ hàng hóa hơn là tăng giá. 

Xét các cú sốc về phía cung, ông Độ phân tích thứ ba, mặc dù tỷ giá tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm (tăng 4,17% so với tháng 12/2023 và tăng 7,66% so với cùng kỳ; bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 5,64%) nhưng lạm phát hàng tháng trong 6 tháng đầu năm 2024 không cao.

"Hơn nữa, đà tăng của tỷ giá đã chững lại trong tháng 5-6/2024 và được dự báo sẽ ổn định, thậm chí giảm trong 6 tháng cuối năm. Thị trường đang đợi Fed cắt giảm lãi suất càng sớm thì đồng USD có thể giảm giá trên thị trường quốc tế", ông Độ nhìn nhận.

Thứ tư, giá dầu tương đối ổn định trong thời gian qua khi dao động xung quanh mức 80 USD/thùng và khó tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm do nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ vẫn hiện hữu khi Fed duy trì lãi suất ở mức cao.

Thứ năm, lãi suất mặc dù thấp nhưng vẫn được duy trì ở mức thực dương và giúp kiềm chế lạm phát.

Còn cung tiền và tín dụng tăng trưởng ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm 2024. Cụ thể, tính đến thời điểm 24/6/2024 tăng trưởng huy động vốn và tín dụng của các tổ chức tín dụng mới đạt tương ứng 1,50% và 4,45%. Như vậy còn kém xa so với mục tiêu đề ra.

Nhân tố thứ sáu, tác động từ tăng lương cơ sở tới lạm phát thời gian tới sẽ không quá lớn do khu vực công có quy mô không lớn trong nền kinh tế, chưa đến 8% số lao động.

TH

Tin khác

Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.
Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, thị trường tài sản mã hóa hiện có quy mô giao dịch lên đến 200 tỷ USD mỗi ngày, với 617 triệu người dùng, chiếm khoảng 8% dân số toàn cầu. Trong đó, Việt Nam có khoảng 17 triệu người sở hữu tài sản mã hóa, đứng thứ 7 thế giới.
Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Theo bà Thư Nguyễn - Giám đốc Phát triển kinh doanh của Yango Ads cho rằng trong 10 năm tới, Việt Nam chắc chắn vươn lên và có thể chỉ đứng sau Trung Quốc ở ngành game và ứng dụng, còn tại Đông Nam Á, Việt Nam là số một.
Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Trung Quốc đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào nông nghiệp nhằm tối ưu hóa sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và giảm thiểu tác động môi trường. Công nghệ này giúp giám sát sức khỏe cây trồng, tự động tưới tiêu và dự báo thời tiết chính xác, mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp thông minh.
Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Cùng với Thái Lan, Indonesia đang đặt mục tiêu bắt đầu xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc. Đây có thể là đối thủ cạnh tranh với Sầu riêng Việt Nam trong thời gian tới.
. ..