SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 21/03/2025
  • Click để copy

6 nhà khoa học Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Sáng tạo châu Á

07:49, 11/02/2025
(SHTT) - Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa công bố các nhà khoa học khu vực ASEAN đoạt giải năm 2024, trong đó có đến 6 nhà khoa học Việt Nam.

 Giải thưởng Sáng tạo châu Á năm 2024 với 3 hạng mục giải thưởng đã xét trao cho 15 nhà khoa học ở các nước ASEAN.

Trong đó, Giải thưởng sáng tạo tốt nhất (Best Innovation Award) được trao cho GS Alim Isnansetyo (Đại học Gadjah Mada, Indonesia).

Giải thưởng sáng tạo xuất sắc (Outstanding Innovation Award) được trao cho 4 nhà khoa học, trong đó có 2 người Việt Nam: PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) và PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung, Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế).

Giải khuyến khích được trao cho 9 nhà khoa học châu Á. Trong đó, 4 nhà khoa học Việt Nam giành giải, gồm: PGS. TS Lương Xuân Điển, Trường Hóa và Khoa học sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội; PGS. TS Nguyễn Đình Quân, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM); TS Võ Nguyễn Xuân Phương, Trường Đại học Tôn Đức Thắng; PGS.TS Vũ Thu Trang, Trường Hóa và Khoa học sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội.

nha khoa hoc

 PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu

PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm đại học quốc gia công nghệ hóa học và dầu khí với công trình nghiên cứu "Tổng hợp vật liệu nano từ sinh khối để ứng dụng trong sản xuất Furfural và xử lý nước thải" đã dành giải thưởng sáng tạo xuất sắc.

Chia sẻ về công trình nghiên cứu này, PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu cho biết nghiên cứu tập trung vào việc phát triển vật liệu có nguồn gốc sinh khối (bã mía, lõi ngô, thân ngô,…) nhằm ứng dụng xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường do thuốc nhuộm hữu cơ, kim loại nặng và thuốc kháng sinh gây ra.

Ngoài ra, việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp giúp nâng cao giá trị kinh tế, giảm chi phí xử lý chất thải và hướng tới phát triển bền vững. Việc ứng dụng các vật liệu này không chỉ góp phần cải thiện chất lượng môi trường, mà còn mở ra các giải pháp thay thế hiệu quả trong các lĩnh vực công nghiệp và năng lượng tái tạo.

Giải thưởng Sáng tạo Châu Á của Quỹ Toàn cầu Hitachi được phát động vào năm 2020 nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và hiện thực hóa một xã hội bền vững trong khu vực ASEAN.

Giải thưởng này đã công nhận những cá nhân và tập thể đã phục vụ lợi ích công cộng thông qua những nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, trong đó bao gồm cả tầm nhìn của các nhà khoa học về một xã hội tương lai lý tưởng.

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Lốc xoáy là hiện tượng thời tiết nguy hiểm và khó dự đoán nhất. Công nghệ hiện đại giúp theo dõi tốt hơn, nhưng việc xác định chính xác nơi chúng hình thành và di chuyển vẫn là một thách thức lớn.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Các nhà khoa học đã phát triển một loại nhà máy in 3D siêu nhỏ có khả năng tái chế rác thải nhựa thành các sản phẩm mới ngay tại chỗ. Công nghệ này không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm nhựa mà còn mở ra một hướng đi bền vững trong sản xuất và tiêu dùng.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Giếng Shenditake 1 là giếng khoan thẳng đứng sâu nhất châu Á, được Trung Quốc phát triển với công nghệ tự động hóa tiên tiến. Hệ thống thông minh giúp kiểm soát toàn bộ quá trình vận hành, nâng cao hiệu suất và đảm bảo an toàn trong môi trường khắc nghiệt.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Theo Ookla, đơn vị đứng sau công cụ Speedtest, Việt Nam là một trong những thị trường chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng nhất về mạng di động, xếp thứ 19 trong bảng xếp hạng toàn cầu
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Siêu dẫn là một hiện tượng vật lý đặc biệt xảy ra khi một số vật liệu được làm lạnh xuống dưới một nhiệt độ nhất định, thường gọi là nhiệt độ tới hạn. Khi đạt đến trạng thái này, vật liệu mất hoàn toàn điện trở và trở thành một chất dẫn điện lý tưởng.
. ..