SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 26/03/2025
  • Click để copy

5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam ước đạt 156.000 tỷ đồng sau 6 tháng

15:27, 05/07/2024
(SHTT) - Theo thống kê của nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam gồm: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktokshop ước đạt 156.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2023.

Con số tăng trưởng này cũng vượt xa so với dự báo doanh thu thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 sẽ chỉ tăng khoảng 35% so với năm 2023. Trong đó, nền tảng Shopee tiếp tục dẫn đầu với 53.740 tỷ đồng, đạt 67,9% thị phần. Xếp thứ 2 là TikTok Shop với 18.360 tỷ đồng, chiếm 23,2% thị phần. Lazada và Tiki lần lượt đạt 6.030 tỷ đồng (chiếm 7,6% thị phần) và 997,06 tỷ đồng (chiếm 1,3%).

211cfaf238-3977-4bbf-8ef2-e60038fd34e8

 

Trong báo cáo mới nhất về hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam của NielsenIQ Việt Nam cho hay, người tiêu dùng đang có tần suất mua sắm online cao gấp đôi so với năm 2023. Cụ thể, trung bình mỗi người dân mua hàng trực tuyến gần 4 lượt mỗi tháng, và dành ra hơn 8 giờ mỗi tuần để mua sắm online. Con số này cao gần gấp đôi so với tần suất đi siêu thị hàng tháng của người Việt Nam.

Theo đó, trung bình mỗi người sử dụng 3,2 nền tảng để phục vụ cho việc mua sắm online. “Điện thoại di động là thiết bị được sử dụng nhiều nhất để mua hàng, chiếm 94%” - đại diện NielsenIQ nói.

Nhóm 3 mặt hàng được mua nhiều nhất là thực phẩm, đồ uống và mỹ phẩm. Tiếp đến là các mặt hàng thời trang - thể thao, chăm sóc nhà cửa và công nghệ, mẹ và bé, dịch vụ số như đăng ký dịch vụ, đặt phòng online, vận chuyển hàng hóa... Như vậy, thói quen này đã được thay đổi, bởi trước đây người dùng chỉ sử dụng thương mại điện tử cho các mặt hàng không thiết yếu như đồ điện tử, gia dụng và thời trang. Hiện nay, người Việt đã đi chợ mạng thường xuyên hơn để mua sắm các nhu yếu phẩm hàng ngày.

Đáng chú ý, giá rẻ không còn là lý do lớn nhất quyết định hành vi mua sắm online. Hai lý do được nhiều người quan tâm nhất là mua để dự trữ tiêu dùng cho gia đình (25%) và phục vụ ăn uống tức thì (21%).

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số , thời gian qua, các chính sách phát triển kinh tế số và thương mại điện tử tại Việt Nam đã tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, bao gồm việc hoàn thiện khung pháp lý, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư, phát triển hạ tầng số, bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng, thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới, tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.

TH

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Nhiều hộ gia đình ở xã Quỳnh Vinh (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) nhờ nuôi hươu trở nên khá giả và đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để mở rộng quy mô nuôi hươu lấy nhung.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Những năm qua Thanh Hóa thực hiện nhiều cuộc vận động, nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ hàng Việt và chiến dịch tuyên truyền đã giúp người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến sản phẩm trong nước để hàng Việt được tin dùng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Nhiều địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất trong những tháng đầu năm 2025 khiến cho thị trường bất động sản Thanh Hóa trở nên sôi động hơn.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Với giá đường tăng và giá mía nguyên liệu liên tục tăng, các nhà máy chế biến đường tại Nghệ An đang thực hiện nhiều chính sách giúp người trồng có lãi tốt, yên tâm đầu tư vùng nguyên liệu.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Hà Tĩnh quý I năm 2025 ước đạt 376,44 triệu USD, đạt khoảng 16% so với kế hoạch cả năm
. ..