SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

'Kinh tế có khả năng hồi phục trong 2014'

09:36, 04/07/2013
Bộ Kế hoạch & Đầu tư đặt chỉ tiêu GDP năm 2014 tăng 6%, cao hơn mức có thể thực hiện năm nay. Tuy nhiên, cơ quan này cũng nhận định nguy cơ lạm phát cao vẫn tiềm ẩn do tác động của các giải pháp tăng tổng cầu, hỗ trợ sản xuất.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa ban hành khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 nhằm thực hiện Chỉ thị 13 của Thủ tướng.

Cơ quan này dự báo, kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ hồi phục trong năm tới nhưng thiếu bền vững nếu những bất ổn mang tính cơ cấu của nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để. Đồng thời, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao do độ trễ của chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh năm 2013, dòng vốn được lưu thông trở lại.

Do đó, mục tiêu tổng quát cho năm 2014 là đẩy nhanh phát triển nền kinh tế đi đôi với việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, triển khai thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự kiến một số chỉ tiêu cho năm tới như tăng trưởng GDP đạt 6%, tỷ lệ nhập siêu ở dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, bội chi ngân sách bằng khoảng 4,7%, lạm phát ở mức 7%.

So với ước thực hiện năm 2013, chỉ tiêu tăng trưởng 2014 được đặt ở mức cao hơn, trong khi lạm phát vẫn phải duy trì tương đương. Tỷ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch nhập khẩu dự kiến cũng sẽ tăng, trong khi bội chi ngân sách/GDP lại giảm.

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013 và 2014

chi-tieu-JPG-1372848246_500x0.jpg
Đơn vị: %. Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Cán cân thương mại năm 2014 dự kiến thâm hụt 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, cán cân vãng lai và cán cân vốn ước thặng dư khoảng 0,5 tỷ USD và 5,6 tỷ USD nên cơ quan hoạch định đặt chỉ tiêu cán cân tổng thể thặng dư 2,4 tỷ USD.

Như vậy, đây có thể là năm thứ 4 liên tiếp chỉ tiêu này thặng dư, sau khi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng cán cân tổng thể năm 2013 thặng dư 4-5 tỷ USD, giống như trạng thái của năm 2011 và 2012.

Để đạt được kế hoạch, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra một số nhiệm vụ như đẩy nhanh thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế, phấn đấu lấy lại đà tăng trưởng cao của ngành công nghiệp. Thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả, góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Giảm dần tỷ lệ nợ xấu thông qua tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, tiến hành thanh lọc, mua bán hoặc sáp nhập các tổ chức tín dụng có tình hình tài chính yếu kém...

Năm 2013, cơ quan này ước tính sẽ có 13 trong tổng số 15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch Quốc hội đề ra, còn 2 chỉ tiêu có thể không đạt là tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP và tỷ lệ che phủ rừng.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ước chỉ đạt 4,9%, nhưng Bộ vẫn dự cả năm sẽ tăng trưởng khoảng 5,5%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong phát biểu tại cuộc họp thường kỳ tháng 6 mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định "chưa điều chỉnh các chỉ tiêu đề ra".

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng cuối năm cũng có thể sẽ cao hơn do tác động của các giải pháp thúc đẩy tăng tổng cầu, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Một số mặt hàng Nhà nước quản lý vẫn tiếp tục trong lộ trình điều chỉnh tăng giá như giá vé tàu, than, dịch vụ y tế, giáo dục,… Tuy nhiên, tính chung lại chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2013 sẽ được kiềm chế ở mức khoảng 7%, bởi 6 tháng đầu năm mới chỉ tăng khoảng 2,4%.

Tin khác

Kinh tế 2 giờ trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 8 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.