SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

2 loại siro ho của Ấn Độ bị WHO cảnh báo chưa được cấp phép ở Việt Nam

15:21, 02/02/2023
(SHTT) - Mới đây, đại diện Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết đã nhận được thông tin liên quan đến hai loại siro ho Ambronol và DOK-1 Max, do Marion Biotech (Ấn Độ) sản xuất. Hiện 2 loại siro này chưa được cấp phép số đăng ký tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết đã rà soát danh mục các thuốc được nhập về Việt Nam đối với hai loại siro ho Ambronol và DOK-1 Max, do Marion Biotech (Ấn Độ) sản xuất. 

Theo đó, qua kiểm tra cho thấy hai loại siro này được cấp phép số đăng ký và cũng không nộp hồ sơ đăng ký thuốc tại Việt Nam. Cục Quản lý Dược khuyến cáo người dân chỉ nên mua các sản phẩm thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cấp số đăng ký lưu hành, không mua và sử dụng các sản phẩm trôi nổi.

Vừa qua, tại Uzbekistan, có 19 ca trẻ em tử vong sau khi uống thuốc ho của hãng Marion Biotech (Ấn Độ). Phân tích của Bộ Y tế Uzbekistan cho thấy hai loại siro Ambronol và DOK-1 Max, do Marion Biotech sản xuất, có chứa chất ethylene glycol, là một chất độc hại, thường ở dạng lỏng không mùi, không màu, có vị ngọt và thường được tìm thấy ở trong chất chống đông.

siro ho

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cả hai sản phẩm này có thể đã được cấp phép lưu hành ở các quốc gia khác trong khu vực. Chúng cũng có thể đã được phân phối thông qua các thị trường không chính thức đến các quốc gia hoặc khu vực khác.

Ngoài ra, theo thông báo của WHO, có hàng chục trẻ nhỏ ở Gambia, một quốc gia ở Tây Phi, tử vong do tổn thương thận cấp tính có thể liên quan đến siro trị ho, cảm bị nhiễm độc do một nhà sản xuất thuốc của Ấn Độ sản xuất.

WHO dẫn thông tin của Cơ quan Kiểm soát chất lượng dược phẩm Ấn Độ cho biết Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd chỉ mới cung cấp những thuốc trên đến Gambia. 4 sản phẩm bao gồm: Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup.

WHO nhấn mạnh rằng, đây không phải những sự cố riêng lẻ, đồng thời kêu gọi các "mắt xích chính" trong chuỗi cung ứng y tế phối hợp hành động khẩn cấp. Tổ chức này cũng khuyến nghị các quốc gia cần kịp thời kiểm tra, phát hiện và loại bỏ khỏi thị trường các loại thuốc nhiễm độc, cũng như tăng cường khâu giám sát chặt chẽ đối với các chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, WHO cũng kêu gọi các chính phủ và các cơ quan quản lý bảo đảm rằng tất cả các mặt hàng dược phẩm trên thị trường tại đất nước của họ đều được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành và chỉ các nhà cung cấp được ủy quyền mới được phép bán các mặt hàng này. Trong khi đó, các nhà sản xuất chỉ nên mua tá dược từ các nhà cung cấp uy tín và đầy đủ tiêu chuẩn. WHO còn cho rằng nên tiến hành thử nghiệm toàn diện khi nhận được các nguyên liệu dược phẩm và trước khi sử dụng cho quá trình sản xuất thành phẩm

Kim Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.P.Đ về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Adidas hiện đang phải đối mặt với sự thẩm vấn gay gắt của tòa phúc thẩm Hoa Kỳ trong nỗ lực khôi phục vụ kiện tuyên bố hãng thời trang Thom Browne đã xâm phạm nhãn hiệu ba sọc mang tính biểu tượng của công ty.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đối với ông Lê Tiến M. về hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm và buộc tiêu hủy lô hàng gần 7 tấn Chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin cảnh báo về việc phát hiện chất cấm Sibutramin trong sản phẩm giảm cân Detox Táo.