SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

175 chính trị gia và nhà khoa học kêu gọi Mỹ chia sẻ bản quyền vaccine Covid-19

07:37, 16/04/2021
(SHTT) - Nhiều cựu nguyên thủ quốc gia và các nhà khoa học đạt giải Nobel đã gửi một bức thư chung tới ông Biden, kêu gọi nước Mỹ ủng hộ việc từ bỏ các quy tắc sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19.

 Bức thư quan trọng này có sự góp mặt của 100 người đạt giải Nobel và 75 cựu lãnh đạo thế giới. Họ kêu gọi ông Biden ngừng áp dụng bản quyền vaccine thông qua cơ chế miễn trừ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây được xem là bước đi tối quan trọng, cần thiết để giúp chấm dứt đại dịch COVID-19.

Theo họ, việc miễn trừ bản quyền vaccine ngừa Covid-19 sẽ thúc đẩy sản xuất vaccine và tăng tốc độ ứng phó với đại dịch ở các nước nghèo hơn, nếu không, đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Đề cập đến Hội nghị thượng đỉnh G7 của các quốc gia giàu có nhất thế giới vào tháng 6 tới, cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown cho rằng: “Tổng thống Biden đã nói rằng không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn, và giờ đây, Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới là cơ hội vô song để Mỹ cung cấp sự lãnh đạo mà chỉ có nước này mới có thể làm được”.

vaccine covid

 175 chính trị gia và nhà khoa học kêu gọi Mỹ chia sẻ bản quyền vaccine Covid-19

Bức thư yêu cầu Tổng thống Mỹ Biden ủng hộ đề xuất của Nam Phi và Ấn Độ tại Tổ chức Thương mại thế giới về việc tạm thời từ bỏ các quy tắc sở hữu trí tuệ liên quan đến vaccine và phương pháp điều trị Covid-19.

Họ cho rằng, dựa trên tốc độ sản xuất vaccine hiện tại, hầu hết các quốc gia nghèo sẽ phải đợi ít nhất đến năm 2024 để đạt được chủng ngừa Covid-19 hàng loạt.

Nhà kinh tế học người Mỹ Joseph Stiglitz, người đoạt giải Nobel Kinh tế cho biết: “Các đột biến mới của virus sẽ tiếp tục cướp đi sinh mạng và phá hủy nền kinh tế toàn cầu cho đến khi tất cả mọi người, ở mọi nơi đều có thể tiếp cận với vaccine an toàn và hiệu quả”.

Ngoài cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown và nhà kinh tế học Joseph Stiglitz, một số người khác đã ký tên vào bức thư gồm: cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, cựu Tổng thống Ireland Mary Robinson, cựu Tổng thống Brazil Fernando Henrique Cardoso, cựu Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf  và cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark.

Quy chế miễn trừ của WTO cho phép các thành viên bỏ bản quyền sở hữu trí tuệ đang được áp dụng cho các hãng dược lớn của Mỹ Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson, tạo điều kiện để các nước đang phát triển chế tạo vaccine và thực hiện các biện pháp chữa trị mà không sợ bị xử phạt bồi thường. Mùa thu năm 2020, Nam Phi và Ấn Độ đã từng gửi đề xuất lên WTO, kêu gọi ngừng thực thi bản quyền vaccine cho đến khi chiến dịch tiêm chủng được triển khai rộng khắp trên toàn cầu.

Tuy nhiên, những đề xuất này cho đến nay vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Tháng 3 vừa qua, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu đồng loạt bỏ phiếu ngăn chặn một hình thức miễn trừ như vậy, với luận điểm phải giữ bản quyền, bởi có như vậy mới giữ được động lực kinh tế trong phát triển các công nghệ y học mới.Khu vực tư nhân cũng ủng hộ cách tiếp cận phải giữ bản quyền vaccine. Phòng Thương mại Mỹ cho rằng, đề xuất bỏ bản quyền vaccine là “sai lầm”, chỉ làm sai lệch những nỗ lực đang được triển khai về chia sẻ vaccine với các nước đang phát triển.

Còn theo Liên đoàn các Hiệp hội và Nhà sản xuất Dược phẩm Quốc tế (IFPMA), thực hiện miễn trừ bản quyền sẽ “phản tác dụng”, hủy hoại lòng tin vào hệ thống vận hành theo lợi nhuận vốn là nhân tố thúc đẩy sự ra đời của vaccine có hiệu quả cao.

Minh Tùng

 

Tin khác

Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.